31.7.08

Nét Đẹp Áo Dài Trong Thơ Ca Và Âm Nhạc Việt Nam

Hồng Tuấn biên soạn theo Bách Khoa Toàn Thư


Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...


Bài "Tương tư" của Nguyên Sa cũng có đoạn ca ngợi chiếc áo dài:
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay


"Ngày xưa Hoàng Thị" của Phạm Thiên Thư kể về chuyện tình thuở học sinh với cô gái họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa: "Áo tà nguyệt bạch/ Ôm nghiêng cặp sách/ Vai nhỏ tóc dài". Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành: "Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay...".


Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:
Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)


đưa em về dưới mưa
áo dài sầu hai vạt
khi chấm bùn lưa thưa... (Em hiền như Ma-soeur)


Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh)


Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. "Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài Tuổi ngọc tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng": "Xin cho em một chiếc áo dài,cho em đi mua xuân tới rồi/ Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha/ Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ".

Problem with your neighbor? QT st


Thư gửi bố

Bố ơi…

Có bao giờ lá sẽ thôi rơi, chim thôi hót và cây sẽ không còn lay tiếng gió nhẹ

Có bao giờ bầu trời là trắng xóa, mây ngừng trôi và trăng sẽ không còn chiếu sáng

Có bao giờ biển thôi tiếng sóng, người thôi yêu người và con sẽ tan vào trong đêm tối

Có bao giờ…

Có bao giờ…

Bao nhiều điều con hỏi là bấy nhiêu điều con yêu! Rất nhiều… và rất nhiều! Trong giây phút này đây con cảm thấy yêu cuộc sống vô vàn! Dẫu cho điều đó chỉ được thể hiện qua những gì con viết lại càng khác xa những điều con nói. Nhưng Bố ơi! Tình yêu con dành cho Bố thì vẫn luôn ở đây…!

Rồi một ngày con chợt nhận ra, huyết thống chỉ là căn bản trong mối quan hệ gia đình. Cái cốt lõi chính là tình yêu mà con người dành cho nhau. Nơi có lòng bao dung và cả sự chia sẻ. Con thích được gọi Bố là con Rùa, thích những cuộc tranh luận mà Bố và con là những người bạn. Thích từng lời khen trong mỗi bữa cơm con nấu, thích đi dạo và ăn kem cùng Bố những buổi chiều tan học. Cảm giác thật bình yên! Thích cả cái bụng rất to và tròn của Bố nữa! Con vẫn thường cù léc vào đó, lắm khi khiến Bố giật mình và nổi cáu. Thích cái cách Bố gọi con là Ca sĩ rồi sau đó là khán giả nhiệt tình duy nhất. Nói sao cho hết những điều con thích! Bên Bố con bỗng nhiên trở thành đứa trẻ với đủ trò tinh nghịch.

Rồi những hôm Bố ốm, trong đêm khuya con bỗng giật mình. Vội tìm! Con đã hạnh phúc khi được nghe những tiếng ngáy vẫn đều đều. Con sợ mất mát, sợ ổn thương và những cuộc chia ly. Vì vậy con càng phải mạnh mẽ! Bởi một lúc nào đó nơi đây sẽ là điểm tựa cho những người con thương yêu. Và Bố ơi! Con sẽ cùng Bố đi hết đoạn đường còn lại. Con sẽ chia sẽ niềm hạnh phúc đó bằng chính tình yêu thương của Bố. Cuộc đời này sẽ đẹp biết bao khi người với người sống để yêu nhau!

Hãy cho thật nhiều rồi ta cũng sẽ nhận thật nhiều!


BKhanh ( QK da suu tam dau do va gui cho K)

29.7.08

Oi! su* tha^t qua' phu phang do PT st

Tại sao chị em chúng ta không bao giờ tiém được người đàn ông vừa ư? Đó là vi` những sự thật sau.
1. Đàn ông tử tế thì xấu trai.
2. Đàn ông đẹp trai thi` không tử tế.
3. Đàn ông đẹp trai và tử tế thì là “gay”.
4. Đàn ông đẹp trai, tử tế và không đồng tính thí dă kết hôn.
5. Đàn ông không đẹp trai, nhưng tử tế lại không có tiền.
6. Đàn ông không đẹp trai, nhưng tử tế và có tiền thì nghĩ rằng chúng ta chạy theo tiền của họ.
7. Đàn ông đẹp trai không tiền thì lại chạy theo tiền của chúng ta.
8. Đàn ông đẹp trai, không tử tế và không đồng tính thí cho rằng chúng ta không đẹp.
9. Đàn ông cho rằng chúng ta đẹp, không đồng tính, tử tế và có tiền, thi lại nhát gan.
10. Đàn ông hơi đẹp trai, hơi tử tế, có chút tiền, và may mắn là không đồng tính, thì lại do^'t và không bao giờ chủ động.

Cuoi Chut Choi do QT st

Toi nghiep chu Be vi thieu sua Me tram trong nen khong dan long duoc. Nguoi Me dac chi vi da tim duoc nguon sua moi cho Con ma khong can phai ton tien.


"Ong ma quay mat sang thi Ba cho Ong biet tay"
"Kho qua, neu the thi o nha cho xong!"

New seat belt law - Chuyen la ma co that

National Safety Council has determined that if installed properly this newSeat Belt will decrease traffic accidents by 45%.

QT st

Suy Ngam

De va Kho'


De la khi ban co mot cho trong so dia chi cua mot nguoi, nhung kho la khi ban co duoc mot cho trong trai tim cua nguoi do!?
De la khi danh gia loi lam cua nguoi khac, nhung kho la khi nhan ra sai lam cua chinh minh.
De la khi noi ma khong suy nghi, nhung kho la khi biet kiem soat nhung loi noi cua minh.
De la khi lam ton thuong mot nguoi ma ban yeu thuong, nhung kho la khi han gan lai vet thuong do.
De la khi tha thu cho nguoi khac, nhung kho la khi lam cho nguoi khac tha thu minh.
De la khi dat ra cac nguyen tac, nhung kho la khi lam theo chung.
De la khi mo*, nhung kho la khi thuc hien giac mo* do
De la khi the hien chien thang, nhung kho la khi nhin nhan mot that bai.
De la khi vap nga, nhung kho la khi biet dung day di tiep.
De la khi hua mot dieu voi ai do, nhung kho la khi thuc hien loi hua cua minh.
De la khi chung ta noi nhung loi yeu thuong, nhung kho la khi chung ta lam cho nguoi khac cam nhan duoc nhu the hang ngay.
De la khi de xay ra sai lam, nhung kho la khi hoc duoc nhung dieu tu nhung sai lam do
De la khi buon buc vi mot dieu gi do mat di,nhung kho la khi quan tam du den dieu do de dung lam mat no.
De la khi nghi ve mot viec, nhung kho la khi ngung suy nghi va bat dau hanh dong.
De la khi nghi xau va nguoi khac, nhung kho la khi cho ho niem tin.
De la khi nhan, nhung kho la khi cho.
De la khi doc nhung dieu nay, nhung kho la khi ban thuc hien chung.
Neu co hoi mai ko go cua, ban hay xem minh da gan mot canh cua hay chua !?

B. Khanh tong hop

DÀNH CHO NGƯỜI ĐANG YÊU VÀ ĐÃ YÊU


BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ

Lại một mùa mưa nữa tới dây,
Lòng em cửa khép với then gài
Nhốt hương ngày cũ -lồng dư ảnh
Của một tình yêu thưở ban khai*
* * *
Em ngỡ thời gian sẽ vá lành
Cõi lòng rạn nứt cua ngày xanh
Mà nào giờ khắc dài thêm mãi
Để vết thương lòng ....
...Anh hởi Anh !!???
Cố wên lòng vẫn tưởng còn mơ
Chiều xưa mưa gió gói mong chờ
Trống tan- ai đứng bên thềm dợi
. Anh rước em về trong cõi mơ..

..............

(Mời các thi sĩ nhà ta viết tiếp cho bài thơ trên hoàn chỉnh và dặt dùm dề tựa cho bài thơ -Thanks)
Pà HUYỆN

26.7.08

Hinh` chua duoc. co^ng bo^'






Hinh` chup. to^i' mung`2 Te^t' na(m 1982----- luc' hoc. lo*p' 10A2 ne` pa` con ! chup. tai. Photo Ban.Tre? -- sau lung truong` PTTH long Xuye^n cua? minh` doa' -Bich'Son +MHanh+ Ngoc.Hanh. + Ho^ng`Tua^n'+ BKhanh

va`26nam sau do'va^n~ BKHANH+BSON+MHANH va`HONGTUAN


( Pa` HUYEN do^c. quye^n. moi' co' tho^i )

.ÔNG HUYỆN




He! he!
Ông huyện nhà em
ổng thiệt ki`.
Tối ngày ổng cứ ngắm ti` ti`
..Mấy nàng Hoa hậu
ngân hàng dóa..
Ngắm thẳng-- nghía hoài
chẳng nhâm ....nhi
*** ***
Ông huyện nhà tui
... ổng thiệt ngang
Sáng sớm vừa ra
mở cửa hàng
Café --ông nghía. cùng Lam -Vủ
Khách dến là ai ?
-cũng chẳng màng..!!!!
*** ****
Ông Huyện nhà ta
...rất Ga-lăng
Thôi thì dủ thứ ...
rất lăng xăng..
....Blogger....chat-chít
Anh rành rẽ...
Bản tính lù ...đù...
Chẳng lăng nhăng..
**** ****
Ông huyện nhà ta ...
rất Nice-boy..
Pà con cô -pác
có ai coi...
Làm mai ,làm mối
dùm em với
--Dể ổng sum vầy
vui có dôi..
*** ****
Ông huyện nhà tôi
ổng rảnh hông ??
Tối ngày
ổng cứ réo
chổng mông..
Pà hởi dâu rùi
Ui pà -huyện ?!
Pà huyện dâu rồi
Ai biết không ??!
*** ***
Thui thì
.....Cứ ở doá
Huyện ơi!
Lo lắng làm chi!
mệt wá trời !
Tui cũng mong ông...
mau có bạn
*** NANG`** dó cùng ông
** GO ** suốt đời ....
MHANH

Mến tặng huyện BK bài thơ thứ 2 nè!
Kí tên
Pà Huyện dỏng dảnh



Cô Gái Có Một Bông Hồng.




John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với một bông hoa hồng. 13 tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc một cuốn sách ra khỏi kệ anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dung cuốn sách mà vì những dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách. Những hàng chữ mềm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Bên trong bìa cuốn sách, nơi ghi tên người mượn, anh tìm ra tên chủ nhân của hàng chữ, đó là Hollis Maynell. Cô gái sống ở thành phố New York.
Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngay hôm sau anh đã phải lên tàu ra nước ngoài tham gia cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong vòng một năm và một tháng sau đó hai người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho mình một tấm hình nhưng cô từ chối. Cô cho rằng nếu chàng thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì. Cuối cùng đến ngày anh từ châu Âu trở về, họ hẹn gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York. Cô gái viết: “Anh sẽ nhận ra em là người có một bông hồng trên ve áo”.
Khi đó, tôi thấy một người con gái bước lại phía tôi, cô ấy có một thân hình mảnh mai thon thả. Những cuộn tóc vàng loăn xoăn bên vành tai nhỏ nhắn. Cặp mắt cô ấy xanh như những đoá hoa. Đôi môi và cằm cô ta có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Trong chiếc áo vét màu xanh nhạt cô gái trông như mùa xuân đang tới. Tôi tiến lại phía cô gái và hoàn toàn không để ý là cô ấy không có bông hồng trên ve áo. Khi tôi bước tới, cô gái nở một nụ cườđẫịu dàng hấp dẫn trên vành môi và nói nhỏ: “Đi cùng em chứ, chàng thuỷ thủ?”. Khi ấy gần như không tự chủ được, tôi bước thêm một bước nữa lại phía cô gái, và đúng lúc ấy tôi nhìn thấy Hollis Maynell với bông hồng đứng ngay sau cô ấy. Đó là một người phụ nữ đã ngoài 40 tuổi. Bà ta có mái tóc màu xám bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hình nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp. Khi đó cô gái trong chiếc áo màu xanh vội vã bước đi. Tôi có cảm giác dường như con người tôi lúc đó bị chia làm hai, một nửa đang muốn được đi theo cô gái và nửa còn lại hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thực sự chinh phục tôi. Và bà ta đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy cảm. Khi đó bỗng nhiên tôi không còn lưỡng lự nữa. Tay tôi nắm chặt cuốn sách nhỏ cũ kỹ giống như cuốn sách trong thư viện trước đây để cô gái có thể nhận ra tôi. Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng quý, một cái gì đó thậm chí có thể còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi luôn luôn và mãi mãi biết ơn. Tôi đứng thẳng chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói, mặc dù khi nói tôi cảm thấy giọng mình nghẹn lại vì cay đắng và thất vọng: “Tôi là trung uý John Blanchard và xin phép được hỏi đây chắc là cô Maynell? Tôi rất vui mừng là cô đã đến đây gặp tôi hôm nay. Tôi muốn mời cô dùng cơm tối có được không?”. Người phụ nữ nở một nụ cười bao dung và trả lời: “Ta không biết việc này như thế nào con trai ạ, nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vét màu xanh vừa đi kia đã năn nỉ ta đeo đoá hoa hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn tối thì nói rằng cô ấy đang đợi anh ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó.”
Người ta chỉ có thể nhận ra bản chất thật sự của trái tim khi phải đối mặt với những điều không như ý muốn
Bkhanhst
__________________

EM NHO*'


Em nhớ hôm nào trong thoáng mơ
Chiều xưa mưa gió gói mong chờ
Trống tan giờ học bên thềm đợi
Anh rước em về trong cõi mơ


Anh rước em về trong cõi mơ ??!!
Tinh`em -anh dệt mấy vần thơ ?
Tóc em- anh vuốt bao lần nhi?
Anh đã dầm mưa mấy đợi chờ ??!!!


Giờ dã tan tành hoa nhớ thương
Tháng năm e ấp những sầu vương ...
Mưa rơi mấy độ bên thềm vắng ??!
Để lá vàng rơi ở giữa đường

MHANH
(Cho mối tình đầu)

Anh cua P.Thao







Tuoi gia` tren dat MY

Hinh` Hanh. chup. Cha-me. buoc' ra khoi? cua cach'li o*? sa^n bay Ta^n So*n Nha^t' 10g30de^m 30/6/2008
thuật lại theo lời kể của mẹ anh, bà Ngọc B. Lâm.
Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ>
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.

Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam , tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles . Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nũa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.

Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.

Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?

Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: "Đó là lối sống của người Việt Nam ". Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!

Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.

Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.

( PEN American Center ).

MHANH st
Mong rang tam tu nay` cung la` nhung suy nghi cua nhung ng` Vn xa que .chung ta !~

25.7.08

Cha ! (xin tang cho nhung nguoi cha da he^'t lo`ng thuong ieu cac con)

Nếu mồ côi Cha ăn cơm với cá
Nếu mồ côi Mẹ lót lá mà nằm
Nhưng xin đừng lừa dối lương tâm
Cha là một trường đời học hỏi
Nếu mất Cha con trở thành trơ trọi
Mẹ chỉ thương chớ không thể dắt dìu
Cha là người chỉ dẫn con mọi điều
Bằng hành động, bằng tấm gương cuộc sống
Cha nghiêm khắc nhưng tình Cha thật rộng
Lo cho con bằng những việc âm thầm
Yêu mến con nhưng vẫn phải lặng câm
Sợ con sẽ xem thường lòng kính nể
Nếu xem thường trong vấn đề quan hệ
Con dễ thành thuyền lạc hướng xa xôi
Tách rời Cha con sẽ bị nổi trôi
Sẽ gặp phải nhiều hối hận
Không thương con sao đời Cha lận đận
Tuổi mau già tóc sớm điểm tuyết rơi
Luôn lo lắng nên thiếu những nụ cười
Quên cả khóc khi gặp điều đau đớn
Còn một điều mà không ai nghĩ đến
Cha là thầy là người bạn đáng tin
Không bao giờ từ chối với con mình
Cho rất nhiều hơn là con mong muốn
Hiểu biết con từ cành tới cuống
Nhưng giả vờ để con khỏi ngại ngùng
Lo cho con đến mức độ cuối cùng
Để tha thứ những điều con thiếu sót
Cha không có những lời dịu ngọt
Nhưng Cha có nhiều thương cảm lặng im
Nếu trong Cha không có một trái tim
Con đã chẳng có nụ cười sung sướng
P.Thao st

Du Lich Do Day


(Hinh` Anh Tha(ng' nha` minh` di vacation cung` ba` xa~ do pa` huye^n. minh` load vo^ do' nhen pa` con ----sorry vi` da vi pham. ban? quye^n` cua Anh thang' do' nhe! he! he!)



Chưa đi chưa biết...
Bà Đen

Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!

Cà Mau
Nghe đồn nức tiếng Cà Mau
Đến rồi mới biết không đâu bằng nhà,
"Cà nhà" tuy có hơi già
Nhưng là... "cà chậm", không là "cà mau"!!!

Vũng Tàu
Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vải may
Hai mảnh bé xíu làm vày, làm ao!

Đồ Sơn
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là... đồ thật, không là đồ “sơn”!

Cửa Lò
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết nó to thế này?!

Cát Bà
Chưa đi chưa biết Cát Bà
Đi rồi mới biết ở nhà sướng hơn…

QT luom lat

24.7.08

Ba Đứa Mình


Cho em bài thơ tình không đứt đoạn
Viết trong đêm những giọt quỳnh nồng uống hạt trăng rơi
Viết cho em trong hương sớm hoa lài
Trong nắng chiều: ngo ngoe con bọ ngựa
Em với cuộc đời:
Như đôi bóng sinh đôi
Trong gương nhỏ mỗi ngày!
Và cả ba đứa mình
Em, anh và cuộc sống
Trong một vòng tay nóng bỏng
Ôi! ba giọt nắng vàng
Trên mái tóc thời gian
Em, anh và cuộc sống.

Thơ Lưu Trọng Lư. Hồng Tuấn ST.

Chuyen La Do Day (Thien Nhan Thong)

Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng cũng như các sổ sách cổ tại các tu viện lâu đời ở Lhassa thì khả năng này rất hiếm thấy trong nhân loại. Không phải ai cũng đều có được dù mỗi người trong cơ thể đã tiềm ẩn khả năng này. Tuy nhiên từ khả năng tiềm ẩn, muốn bộc phát thành hiện thực là một điều vô cùng khó khăn. Duyên cơ để khai thông, đánh thức tiềm năng ấy là cả một điều huyền bí lạ lùng. Phải được một cơ may nào đó có một đạo sư ấn vào huyệt đạo giữa hai chân mày hoặc đôi khi vì một tai nạn, một sự cố bất thường nào đó xẩy ra khiến cho khả năng được kích động và trổi dậy.

Tại Tây Tạng có một gia đình chuyên về đập đá gồm hai vợ chồng và một người con trai. Một hôm đang hì hục đập đá, bất ngờ một mảnh đá văng ra trúng ngay giữa huyệt đạo (vùng nằm giữa hai con mắt gần hai chân mày) của người con trai khiến cậu ta choáng váng mặt mày. Ngày hôm sau, cả gia đình lại tiếp tục lên địa điểm củ để đập đá. Nhưng lần này, lúc người con trai dự định đưa búa lên định đập vào khối đá thì bỗng nhiên cậu ta dừng tay lại và nói với người cha:

Ồ! Con thấy ở dưới lớp đất gần khối đá này có thân xác của một vị đạo sư.


Cha mẹ người con trai tưởng con nói đùa nhưng người con quả quyết như thế và nhất định ngăn cản người cha đập đá bằng mọi cách. Hai hôm sau, hai cha con cùng với một người đàn ông trong xóm đến địa điểm ấy với cuốc xẻng. Họ đào đất xem thử có gì đặc biệt dưới đó không và quả nhiên họ thấy một thi thể của một vị đạo sư già được đặt trong một lớp ván đã mục nát.


Nhục thân của vị đạo sư đó được đưa về an táng trong một ngôi đền gần một tu viện lớn cách Lhassa khoảng 200 dậm. Từ đó người con trai kia thường giúp dân chúng tìm kiếm những mạch nước ngầm và những hài cốt thất lạc. Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì đây là trường hợp đặc biệt hiếm có về khả năng huệ nhãn được khơi dậy. Người con trai kia trong cơ thể đã tiềm ẩn khả năng này và tác động bất ngờ của mảnh đá văng trúng huyệt đạo giữa hai con mắt là tác nhân kích thích để phát huy huệ nhãn giống như luồng điện đã có sẵn nhưng mạch điện còn hở nên đèn không sáng. Chỉ khi nào đóng mạch điện thì điện mới sáng lên mà thôi. Tuy nhiên, cũng theo vị Lạt Ma Tây Tạng thì sự kiện mảnh đá văng vào trán ấy thật sự không phải do tình cờ mà là một cơ duyên, một sự "cố ý" phát sinh từ một siêu hình nào đó tác động vào. Có thể do chính năng lực của vị đạo sư đã quyết định "khai thông huyệt đạo" cho cậu con trai ấy.


Sự kiện những người có khả năng nhìn thấy những hình ảnh, sự việc mà người thường không thấy được đã và đang là sự kiện có thật trên thế giới chứ không phải là chuyện mơ hồ mê tín huyền hoặc.

QT st

Tang nguoi da tuyen bo:" khong di buoc nua"

Vo le

Sau cuoc do vo
Ta cu ngo minh chang the yeu mot lan nua
Ve khep cua doc thoai
Tu chuoc minh can ly
Say- khoc cuoi ngao nghe !

Cu tuong minh phi thuong
Doc hanh thong dong
Long chang to vuong...

Nhung binh ruou moi
Ai vua rot tran ly
Nhap moi thay vi la...

Nguoi chuoc say ta roi
Chang khoc cuoi ngao nghe
Ma to giang ngang long
Chot vo le
Thi ra minh chang...phi thuong !

BKhanh.

Tuy hung tho

Anh gởi tặng em một bài thơ
Đọc xong sao em cứ ngơ ngơ
Đọc tới đọc lui rồi đọc mãi
Chẳng biết viết gì ở trong thơ

Mời bà con nhà mình hãy tuỳ hứng thêm cho bài thơ hoàn chỉnh dùm trùm tui nhé.

Trùm sò.

22.7.08

Ran Nut


Một vì vua kia thích sưu tầm ngọc quí đủ màu sắc, đủ kích cỡ, đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong số đó, có một viên ngọc to như quả trứng. Mỗi khi đưa ra ánh sáng, nó phản chiếu đủ màu sắc sặc sỡ làm nhà vua rất say mê.


Nhưng một hôm, trong lúc hãnh diện khoe cùng các vị khách quí, nhà vua đã nhận ra viên ngọc có một kẽ nứt. Ông vô cùng tiếc xót, buồn bã. Từ hôm ấy, Ngài truyền cho khắp dân gian ai sửa được viên ngọc đó y như trước sẽ được trọng thưởng.


Các thợ đá quí lành nghề ra vào hoàng cung tấp nập nhưng đều lắc đầu chịu thua. Ngày kia, có người vào yết kiến và xin vua cứ để cho mình sửa chữa tùy ý. Đang lúc tuyệt vọng, nhà vua đồng ý, vì đàng nào viên ngọc cũng mất giá trị rồi.



Anh thợ đá quí đem viên ngọc về, ngày đêm dùng những đồ nghề tinh xảo để sửa chữa viên ngọc. Chẳng bao lâu, anh đem viên ngọc dâng lên đức vua. Nhà vua vô cùng kinh ngạc vì trên viên ngọc điểm một bông hồng rất xinh đẹp, được trạm trổ một cách công phu, mà cánh hoa xinh tươi chính là dấu nứt của viên ngọc trước kia. Cánh hoa hồng xinh đẹp đã làm tăng giá trị của viên ngọc lên gấp bội, bằng chứng là mọi người đều trầm trồ khen ngợi.

Bạn thân mến, mỗi một lỗi lầm trong đời sống chúng ta là một vết nứt của linh hồn trong trắng. Mỗi lần gây gỗ bất hoà trong đời sống hôn nhân là một vết nứt trong tình yêu nồng nàn ngày thành hôn. Mỗi một tranh chấp, cãi cọ giữa láng giềng, bạn bè là một vết nứt trong tình bằng hữu . Chúng ta dừng bao giờ nản lòng thất vọng mỗi khi nhìn thấy những vết nứt trong tâm hồn mình, hay những rạn nứt trong tương quan với tha nhân. Nếu biết lợi dụng nó thì những vết nứt kia sẽ là khởi điểm cho một cuộc sống mới tươi đẹp hơn, khi mình biết khéo léo và kiên nhẫn sửa chữa.

Bí quyết hạnh phúc

Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Roll Royce sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và nói:

- Xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu quá không đi được nữa.

Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa trang:

- Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gởi đến cho anh 5 đô để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay thì các bác sĩ bảo rằng tôi không còn sống lâu được nữa, tôi đến đây để chào từ biệt và cám ơn anh vì đã mua hoa giùm cho tôi.

Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời như sau:

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!

Người đàn bà cảm thấy như bị ai vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh để hỏi lại người thanh niên:

- Tại sao lại lấy làm tiếc về một nghĩa cử đẹp như thế?

Người thanh niên giải thích:

- Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai của bà chẳng bao giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa!

Bị chạm tự ái, người đàn bà liền lên giọng:

- Anh có biết là anh đã làm tổn thương tôi không?

Người thanh niên bình tĩnh trả lời:

- Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều người đang cần đến cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong các viện dưỡng lão, các bệnh viện... Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.

Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trong chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế mở máy. Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, chính bà là người lái xe. Với một nụ cười rạng rỡ bà nói với người thanh niên giữ cổng:

- Chú đã có lý, tôi đã mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng, người thật hạnh phúc lại chính là tôi. Các bác sĩ không biết được bí quyết làm cho tôi được khoẻ mạnh và hạnh phúc. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.

"Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình"."Cho thì có phúc hơn nhận lãnh". Ðó cũng là khuôn vàng thước ngọc mà chúng ta cần ghi nhớ . Bởi vì, trao ban cho người tức là trao tặng cho chính mình.

Một ngạn ngữ Anh cũng nói một cách tương tự: "Ðiều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được." Ðó là luận lý của Tình yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban.

Có biết yêu thương thì con người mới thực sự triển nở, và tìm gặp lại chính mình. Có biết yêu thương thì con người mới vui sống, và tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống .

BKhanh st



20.7.08

“Lấy vợ” hay “đi tù” cũng thế cả thôi!

Gửi ông!

Tôi vừa nhận được thiệp mời của ông cách đây 2 phút. Thế là tôi sắp toi vài lít, còn ông sắp toi cả cuộc đời...

Giờ này tôi có khuyên nhủ chắc cũng không nhằm nhò gì, bởi khi ông trao nhẫn cưới cho vợ ông cũng có nghĩa là vợ ông đã xỏ nhẫn cưới vào... mũi ông (Đấy, chúng ta luôn thua từ khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu).

Chỗ bạn bè, tôi muốn ông chuẩn bị tinh thần để hiểu hai từ khác âm nhưng đồng nghĩa: “lấy vợ” và “đi tù”.

Mụ vợ tôi (thư này dành riêng cho ông nên tôi gọi như vậy, nếu mụ ấy biết thì tôi từ án treo chuyển vào trại, từ 6 tháng chuyển sang chung thân, từ chung thân đến tử hình... mong ông giữ mồm, giữ miệng cho), mụ vợ ông và các mụ vợ trên đời tuy không cùng cha, cùng mẹ nhưng đều giống nhau bởi dòng máu chiếm hữu lúc nào cũng chảy rần rật.
Mụ ấy đổ đồng tình yêu và sự chiếm hữu. Cái thân xác này, mụ chiếm hữu đã đành, nhưng cái khoảng thời gian bé tí tẹo vênh ra vào giữa giờ ăn trưa cũng bị mụ kiểm soát chặt chẽ. Giờ trưa nghỉ ngơi tí chút, Yahoo Messenger phải vàng khè, thi thoảng mụ xì-pam một cái. Không thấy thì mụ gọi điện thoại, gọi bàn, di động, không được thì mụ gọi cho đồng nghiệp. Ông có tin không, 8 năm nay, chưa bao giờ tôi thoát khỏi tầm mắt mụ. Mụ gọi thế là yêu, là quan tâm, lo lắng...

Mỗi lần thông báo đi công tác là tôi phải lấy tinh thần, mở miệng như người có lỗi và y rằng mặt mụ dài như cái bơm. Mụ buồn vì không có chồng trong 2,3 ngày, còn tôi như mở cờ trong bụng vì không “bị” yêu thương, lo lắng ít nhất trong 48 giờ.

Mụ thuê ô-sin để trông con, còn mụ rảnh rang để... trông tôi.

Năm thì mười hoạ mụ mới cấp cho cái “quota” được đi bù khú với đám bạn... 10 năm không gặp. Mà đám bạn đó, ai, ở đâu, làm gì, điện thoại bi nhiêu... mụ đều lưu trong bộ nhớ phi thường mà đôi khi tôi nghĩ người trần không mấy ai có. Và suốt cái buổi nhậu hiếm hoi ấy mụ cứ réo rắt gọi. Nghe ồn ào thì mụ hỏi: “Tại sao ồn thế, có phải nhậu xong rồi rậm rật đi karaoke bàn tay vàng?”, im lặng thì mụ dán tai vào, rít lên: “Tại sao yên tĩnh, có phải rửng mỡ mò vào nhà nghỉ?”. Nếu đêm đó tôi mà về muộn thì quả là thảm kịch. Biết mình có lỗi, tôi rón rén bước vào nhà, vén màn thất kinh khi thấy mụ tóc tai dựng đứng, mắt thâm quầng, ngồi nhìn trừng trừng lên trần nhà (sau này tôi mới biết mụ quả là cao tay, mụ vẫn ngủ, ngáy ngon lành, nhưng khi nghe tiếng kẹt cửa, mụ ngồi phắt dậy, xõa cho tóc tai dựng ngược, quệt tí phấn mắt màu chì vào quanh mắt, rồi ngồi chờ chồng như thể từ kiếp trước). Cho dù, có mệt rã rời vì bia rượu, tôi vẫn cố gắng trả đủ bài vì đó là phép thử của mụ. Vậy mà sáng sau, chưa kịp hồi sức, đã nghe thấy tiếng mụ cha chả, xoong nồi xủng xoảng, mụ quát chó, chửi mèo, đánh con chí chóe...

Và tôi, cố lết tấm thân xác bèo nhèo - 8 năm trước còn lịch lãm, hào hoa nhất lớp (ông biết mà) - dắt xe ra khỏi cửa, đứa lớn ngồi sau, đứa bé ngồi trước (mà vẫn thò tay cấu nhau), khăn bịt mặt, nón trùm đầu, sữa, cặp sách... lôi thôi như dân tị nạn.

Than ôi, làm người đã khổ, làm chồng còn khổ hơn gấp bội!

Đôi khi (nhất là khi tôi nộp cho mụ một cục tiền), mụ cũng nới chút đỉnh cho tôi “thở”, nhưng cũng chỉ là “thở hắt”, nhất quyết không cho “thở dài”.

Về nhà, nếu tắt điện thoại thì mụ tra: “Sợ em nào gọi hay sao mà tắt”, nhưng cứ có điện thoại gọi đến là tôi giật mình thon thót. Không nghe cũng chết mà nghe thì con người mất hết văn minh, lịch sự. Tôi phải nói thật to, càng ông ổng càng tốt, càng thô bạo (mày, tao, ông, tôi) càng tốt, đi lại thật hoành tráng, vung chân, vung tay dù có khi đầu dây bên kia chỉ hỏi mỗi câu: tài liệu để đâu? Nếu tôi nói nhỏ thì mụ sẽ cho là có vấn đề, mụ sẽ khảo, sẽ tra cả đêm cho ra vấn đề... vì sao nói nhỏ.

Thực ra mụ (và các mụ) lo hơi thừa, thân thủ phi phàm như các mụ thì tôi (và chúng ta) là vỏ quýt chứ có là vỏ dừa mụ đâm cũng thủng.

Ông có biết, khi về nhà bộ mặt của lũ chúng ta phải thế nào các mụ mới hài lòng không? Câu hỏi không bao giờ có đáp án, bởi:

Nếu ông cáu gắt: Mụ cho là ông có bồ ruồng rẫy vợ con.
Ông vui vẻ: Mụ cho là ông có bồ nên phởn phơ, hứng chí.
Ông chu đáo: Mụ cho là ông có bồ nên thấy cắn rứt, hối hận.
Nói chung, trong mắt các mụ vợ tự cho mình là Sơ-lốc Hôm, kiểu gì ông cũng “phải” có bồ.

Mụ xấu cũng bảo tại chồng, già cũng bảo tại chồng (thời gian mụ dành để quản thúc đâu có chịu vào sa-lông làm đẹp bao giờ). Tuần rồi, xem chung kết hoa hậu, tôi toàn nhìn... ngón chân cái, thi thoảng mới dám liếc trộm mấy em. Triết lý cơm-phở luôn đóng đinh trong đầu mụ, mà mụ đâu có biết cơm có thể ăn cơm nguội hoặc chiên, chứ phở có ai ăn nguội hay chiên bao giờ. Cơm dù không ngon nhưng ngày nào người ta cũng có thể ăn, còn phở thì ai có thể xơi triền miên.

Nói chung, lấy vợ là đi tù, đó là chân lý (dù rằng ông vẫn một lòng yêu quản giáo). Ông cứ chuẩn bị tinh thần đi, cái gia đình lý tưởng mà ông mơ ước rồi sẽ thành cái cối xay 1 chức năng, xay hết mọi ước mơ trai trẻ thành món sinh tố bèo nhèo.

Hôm nay, tôi có hẳn 1h tự do, dĩ nhiên tôi phải nói dối mụ, phải huy động bạn đồng nghiệp, phải lạy lục em lễ tân để lỡ mụ có kiểm tra. Nhưng tôi mất 25 phút viết thư cho ông, còn 35 phút nữa tôi phải đi lai rai cốc bia với bạn bè trước khi... chui về lồng.
Giờ này năm sau, nếu ông quá bức xúc, cứ đến tôi, tôi chỉ cho ông cách khởi nghĩa mà không bị dìm vào bể máu.

Tôi đi đây. Không, tôi bắt đầu khởi nghĩa đây. Cũng phải chọn quán bia gần gần, vì còn cái đồng hồ công tơ mét nữa chứ...

B.Khanh st ( lay theo cam hung tu comment cua QThang trong cau chuyen cua Ba Huyen )

19.7.08

CUOI` CHUT' CHOI


>NGUOI DAU TIEN<
Sau buoi le^ ,cha dao. hoi cac' con chie^n dan` o^ng cua minh`:
--ai trong so^' cac' con kho^ng hai` long` vo*i'vo*. cua minh`hay~ dung' da^y.
Ta^t' ca nha^t' te^` dung' da^y.,chi? co' mo^t. nguo*i` va^n ngo^i` ye^n tai. cho^~
Cha lai. ga^n` anh ta tha^n ma^t. noi':
--Chua' day. - moi. nguoi`hay ye^u thuo*ng va` hai` long` vo*i' vo*. cua minh`.Con tha^t. dang' khen.Tie^c' rang` nguoi` nhu* con tre^n do*i` nay` tha^t. hie^m'---Tha^m. chi' con la` nguoi` da^u` tie^n ta gap.!
Chang` kia nho? nhe. tra loi` cha co^' :Thua cha , con kho^ng dam' nha^n. lo*i` khen cua cha da^u a. !...
Cha co^' ben` ga(n. hoi --tai. sao the^'?
Chang` kia dap' rang`:So^' la` con bi. vo*. danh' que` ca hai cha^n ne^n kho^ng lam` sao du*ng' da^y. duoc. thu*a cha!

Cha co^' :!!!!????

LOI~ BINH: day la`1 chuyen. cuoi` minh` doc.duoc dau do' la^u lam' rui`. hy vong. chang` thanh nien kia khong phai la` huyen. Bk ca`chon' nha` minh` nhe miss5
BA~ HUYEN

17.7.08

Cuoi Chut Choi


Vong Sat

Có một cặp vợ chồng nông dân nọ ở một làng quê xa xôi, nhà thì nghèo mà con thì lại rất đông. Một ngày kia trong lúc đêm vắng người vợ thỏ thẻ cùng chồng....

Anh ạ...anh ngủ chưa cho em tâm sự chút...

Có gì thì nói đi bầy đặt tâm với sự...gớm...

Hôm qua em có đi họp xã, họ có nói về kế hoạch hóa gia đình anh ạ...nghe nói em chỉ cần đi đặt cái vòng gì đó...xong rồi mình cứ vô tư mà không sợ có bầu anh ạ...

Thế cơ?... Thôi được; ngày mai bà không cần ra ruộng cứ đi tỉnh đặt cái vòng ấy đi.

Vì nhà nghèo không có xe nên cô vợ sáng sớm đã thức giấc và đi bộ ra tỉnh. Khi đến gặp bác sĩ cô lến nói cô muốn đặt vòng.

Nhưng ông bác sĩ nói: Tôi có hai tin phải nói cho cô nghe...tin thứ nhất là vòng nhựa đã hết, chỉ còn vòng sắt thôi...và tin thứ hai là...vòng sắt cũng có công hiệu như vòng nhựa thôi... Nếu cô muốn vòng nhựa thì phải trở lại tuần tới.

Thế à? ...thôi nếu bác nói hai cái đều giống nhau thì...bác cứ làm cho em đi ạ... chứ nhà em xa quá chậm đi đã hết nửa ngày; chưa tính chậm về...

Đươc...

Tối hôm ấy chị về với một bộ mặt thật tươi.
Xong rồi anh ạ....em đã đặt vào một cái vòng sắt rồi...mình cứ vô tư đi em không có mang nữa đâu...

Ô hay! sao bà ngốc thế...
?!?!?!?!?
Bà làm ruộng cả ngày chổng mông lên trời...thế bà muốn bị sấm đánh cho tung nồi hay sao mà lại đặt vòng sắt vào...


Van hoa Ha Noi ngay nay

Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa.

Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: "Này các cháu có biết nhà ông tổ trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?".

Một đứa trẻ trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: "Biết, nhưng đéo chỉ!".

Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên hỏi: "Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?".

Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: "Đéo biết!".

Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: "Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?!". Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: "Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!".

Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau: "Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta v.v... Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: "dũng cảm". Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: "Nghĩa là... là... đéo sợ!". Sau đó cháu có cuộc tiếp xúc với ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ "dũng cảm" là "đéo sợ!" kể cho ông nghe. Nghe xong, ông bộ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn tôi, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp: "Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai".

Tieu Duong

Trong một cuộc họp, phía Nga bảo dân VN mất vệ sinh, toàn đái bậy ngoài đường. Phía VN bảo: "làm đéo gì có chuyện đấy!".

Phía Nga nói "Đêm nay bọn tao xách AK-47 đi quanh hồ Tây, thấy thằng nào đái bậy là xử luôn." Phía VN ok.

Sáng hôm sau VN thiệt 37 mạng. Ức chế quá, VN cử 2 đặc nhiệm sang Nga, vác AK đi quanh quảng trường đỏ và làm như bọn Nga. 2 chú đặc nhiệm đi cả đêm, vừa mệt vừa rét đến gần 2h sáng mới thấy 1 thằng tè đường, 2 chú mừng quá nã sạch đạn vào hắn.

Sáng hôm sau, báo chí Nga đưa tin: "Đêm qua, đại sứ VN ở Nga bị bọn khủng bố bắn chết khi đang làm nhiệm vụ."

QT luom lat

Cam nhan am nhac

Ở Trọ



Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Cành tre ... í ... a
Dòng sông ... í ... a
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Xưa kia ở đậu miền xa
Cơn gió ở trọ bao la đất trời
Miền xa ... í ... a
Trời đất ... í ... a
Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Từng không ... í ... a
Người xinh ... í ... a
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
Người xinh ... í ... a
Kiều xinh ... í ... a
Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
Ngàn năm ... í ... a
Buồn như ... í ... a
Ơ hay là một vòng xinh
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Một đêm rằm tháng tư, trăng thanh gió mát, đèn hoa lấp lánh dưới các tàng cây, từng dòng người hân hoan trang trọng ra vào chánh điện thiền viện Vạn Hạnh, đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, để dâng hương lễ Phật cùng chờ xem buổi trình diễn văn nghệ do các văn nghệ sĩ và ca sĩ Phật tử nổi tiếng hát mừng Phật đản, trong đó có nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn, người đã lưu lại trong tôi nhiều ấn tượng thú vị qua bài hát "Ở Trọ hay Ở Đậu". Để tưởng niệm anh, xin được lược trích và chiêm nghiệm một số câu tiêu biểu đã làm chấn động lòng người đến ngỡ ngàng.
Mở đầu, anh giới thiệu bài hát được sáng tác vào một đêm mưa bay lất phất, gió rít từng cơn, và anh bỗng thấy mình lưu gót tại chùa Linh Sơn, Đà Lạt. Anh cũng giải thích thêm đôi chút về tựa đề "Ở Trọ": "… cũng như giờ đây chúng ta đang trọ tại sân thiền viện Vạn Hạnh, lát nữa ra về mỗi người một phương; rồi sân viện trọ ở mô ? Trọ trên trái đất, và trái đất trọ trong không gian. Một chuỗi trọ. Ha … Ha …!" Thế là anh đã hé mở cánh cửa duyên sinh cho khán thính giả có dịp tự thấy mình, thấy người, và thấy cả sơn hà đại địa. Sau đó anh dạo đàn và hát:
"Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn"
Hình ảnh con chim đong đưa trên cành tre, con cá lững lờ trong dòng nước rất sinh động, gợi cảm, nhưng cũng rất vô thường, mong manh. Con chim nào đậu mãi trên cành cây ? Con cá nào trọ hoài trong dòng nước ? Cành cây chuyển động theo gió, dòng nước luân lưu theo nguồn, và dòng đời cũng vận hành theo duyên nghiệp hợp tan. Thảo nào Khổng tử nhìn dòng sông mà cất lời cảm thán: "Ngày đêm chảy mãi thế này ư !" (Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ !), và Héraclite thì: "Có ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông". Dòng sông, theo duy thức học Phật giáo, còn là biểu tượng của tâm thức (mind) hay ý thức (consciousness), tư tưởng ở đó hiện khởi tương tục theo trần cảnh như một dòng nước chảy xiết (hằng chuyển như bộc lưu); và trần cảnh thì biến thiên, sanh diệt theo nghiệp cảm duyên khởi của vạn loại hữu tình.
"Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người"
"Mây kia", khi đen kịt vần vũ, lúc lãng đãng phiêu bồng, là hình ảnh hiện thực nhưng gợi ý giả danh "bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương". Tùy theo nhận thức về đối tượng của mỗi cá thể mà sanh ra thiên sai vạn biệt (do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển). Còn mưa-nắng là cặp nhị nguyên đối đãi như hữu-vô, thường-đoạn (thử sanh tắc bỉ sanh, thử diệt tắc bỉ diệt). Nhưng tại sao mưa nắng ở trọ bên trong "mắt người" mà không bên trong "tai người" ? Rõ là nhạc sĩ đang khiêu vũ với ngôn ngữ thi ca và cùng nhau bay qua khung trời hư-thực "Mẹ cho em đôi mắt màu đen, để thương để nhớ để ghen để hờn". Hỷ-nộ-ai-lạc-ái-ố-dục cứ loanh quanh thấp thoáng hay ào ạt vút qua cửa sổ tâm hồn. Tất cả chỉ vì "mộng trung hữu mộng trùng mê mộng".
"Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều"
Môi xinh ở đậu người xinh là phù hợp với quy luật tự nhiên, nhưng đi đứng tại sao không trọ đôi chân Thúy Vân hay Kim Trọng mà phải ở trọ đôi chân Thúy Kiều ? Cái diệu nghĩa thâm uyên ly kỳ bi tráng là ở điểm đó. Thúy Kiều là hiện thân của trầm luân khổ hải, nhưng cũng lung linh tinh khiết như giọt nắng ban mai. Cho dù phải mười lăm năm truân chuyên phiêu bạt với thanh y hai lượt thanh lâu hai lần, nhưng Thúy Kiều vẫn một lòng thủy chung son sắt, một dạ "dưới nguyệ chén đồng" với Kim Trọng. Dân tộc Việt Nam cũng thế. Cho dù phải lang thang trôi giạt nơi thiên nhai hải dác hay âm thầm đạm bạc tại cùng cốc thanh sơn, con dân Việt Nam luôn trung thành và nhớ về tổ quốc Việt Nam. Đạo lý "uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây" lúc nào cũng bàng bạc theo lời ru của mẹ. Và qủa thực "Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người" (There is no place like home). Trịnh Công Sơn đã tiếp sóng cho ta để có cùng một xung động kỳ diệu.
"Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành"
Thật la lãng mạn và đượm mầu nhân bản. Tất cả mọi chủng loại đều đang trọ trên khắp mặt địa cầu. Nhưng vì sao phải "xin cho về trọ gần nhau" ? Vì thế gian vô thường, vũ trụ nguy khốn (thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy). Trọ gần nhau đề hiểu nhau, thương nhau và san sẻ cho nhau chút tình đồng loại. Tà kiến, định kiến nhân đó mà tan biến dần, thọ mạng con người nhờ thế mà được thêm hương thêm sắc. Còn "Mai kia dù có ra sao cũng đành" không phải là thái độ phó mặc hay ngữ khí liều mạng. Mà "Mai kia" – theo tư tưởng Tây phương – không bao giờø đến (Tomorrow never comes), chỉ có hiện tại la tuyệt vời (No time like present). Và theo ngôn ngữ thiền môn thì: quá khứ đã qua, tương lai chưa tới; chỉ có hiện tại, tức đương niệm hay chánh niệm (mindfulness) là quan trọng hơn cả. Và đúng như vậy. Trong khi khán thính giả đang lắng lòng nghe hát, ca sĩ, nhạc sĩ đang hưng phấn theo nhịp phách cung đàn, tất cả đang ở trong một trạng thái hỷ lạc, hòa điệu, trạng thái "vô công dụng xứ" thì cái "Mai kia" có dính dáng gì với cái hiện tại hay đương niệm này. Nói cách khác, "Mai kia" cũng chính là đương niệm này. (Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế qủa, kim sanh tác giả thị).
Trịnh Công Sơn đã tự thân quán chiếu duyên nghiệp tại thế của mình "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" mà cảm thông, lân mẫn với người, với đời, với cỏ cây sỏi đá và tất cả sinh linh. Anh đã thể hiện trọn vẹn cuộc hành trình "nối vòng tay lớn" và đã ra về trong chánh kiến ban sơ. Anh đã cất cao tiếng hát đập nát xích xiềng, phá tan định kiến thì khái niệm "xưng, cơ, hủy, dự" cũng chỉ là bóng dáng của những giọt sương, hạt móc trên đóa hoa hồng dưới ánh nắng xuân.
Đặng Ngọc Chức

BKhanh st

16.7.08

Vu*o*n` Ho^ng`


(Vie^t' cho bai` vuon` hong cua miss5 !)
Day vuon` ho^ng` voi' tinh` no^ng` bat' ngat'
Hoa buom'tuo*i cuo*i` rui' rit' vuon mo*
Em xinh tuo*i nhu nu. ho^ng` cho*m' no*?
Co? non vui dua`< chao` co^ ban. ne^n tho*>
Ta ye^n vui trong do^ng` hoa no^i. co?
tinh` ye^u ta xanh bie^n?------- go*n. cha^n tro*i`
Bao ngot. ngao` don' chao` do^i tay nho?
Mang vao` long` nhung~ thuo*ng me^n' tre^n mo^i
Ta(ng. cho em bie^t' bao nhie^u lua. na(ng'??
De^? ke^t' thanh` vuo*ng mie^n. cua tuo^i? xanh
Va` tre^n cao o^i ma^y tro*i` ra^t' trang'
Dan theo tu*ng` mo^ng. uoc' tha^t. mong manh!
Hat' di em ---ta cung` vui ngay` moi'
De^? tinh` ye^u xanh ngon. co? me^m`
De^? 1 ngay` duo*ng` tuo*ng lai ta to*i'

De^? mo^i~ ngay` ta cang`tha^y' ye^u the^m!
MYHANH

Con Chon va Vuon Nho

Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn nho lại được rào dậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách: đó là nhịn đói để gầy bớt đi.

Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Nhưng sau khi ăn uống no nê, con chồn mới khám ra rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa. Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ:

- Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi để được gì? Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai bàn tay trắng.

Khi bước vào trong trần thế này, chúng ta muốn mở rộng bàn tay để chiếm trọn mọi sự. Thế nhưng khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đành phải ra đi với hai bàn tay trắng.

QT st

15.7.08

Que Toi


Tôi trở về quê hương sau nhiều năm lang bạt xứ người. Gian nhà cũ rêu phủ trong khu vườn nhỏ rợp màu xanh cây lá, nép mình bên khúc sông nhỏ vẫn bình yên cùng năm tháng.

Tôi còn nhớ như in những buổi sáng theo bà vác cây sào dài hái những bông so đũa tím ngát hoặc tước những lá me non chuẩn bị cho tô canh chua bữa trưa bình dị, những nõn sen trắng phau mộc mạc làm nên bữa cơm ngon. Nhớ cái mùi thơm rơm rạ trộn lẫn vị béo ngọt của những chú tép bạc nướng, nhớ trái dừa xiêm ngọt lịm, trái me chua đăm đắm đầu lưỡi, nhớ trái dưa gang chín nứt nẻ bùi bùi ăn cùng đường tán. Những hôm mưa dầm se lạnh, bên bếp lửa xì xụp nồi cháo cá thơm lừng vị tiêu hành cùng những đùm ruột, trứng cá béo ngậy. Nhớ tiếng chày kình kịch của bà nơi chái bếp, giã mẻ gạo mới làm bữa cơm đầu mùa.

Tôi thích ngắm vườn đậu bắp, giàn mướp khoe những chiếc dù vàng xinh xinh, những luống cải non xanh tươi mát. Những trưa hè yên ả trong nắng hanh, bên cánh võng nghe tiếng chim cu gục gù xen lẫn tiếng mọt thấy lòng buồn chi lạ, những buổi chiều tà trong ánh hoàng hôn tim tím dần buông trên cánh đồng trơ gốc rạ lãng đãng mùi khói đốt đồng hay sóng lúa vàng dập dờn trong gió chiều rười rượi. Tôi nhớ những buổi đạp xe trên con đường đất thân quen, hít căng lồng ngực mùi hương lúa chín và ngắm nhìn cô thôn nữ trong áo bà ba, chịu thương chịu khó đẩy mái chèo nghiêng nghiêng bóng nước sau phiên chợ muộn. Những lão nông vác chiếc cày miệng phì phà khói thuốc bên chú trâu nhẩn nha một đời cần lao.

Chái bếp ngày xưa bình yên ám khói, vương vấn mùi gia vị và cả tình yêu của bà, của mẹ trong những bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương. Tôi thích nhìn dáng mẹ nghiêng nghiêng nheo mắt đẩy từng nắm rơm vào bếp, thích nhìn bà khơi đống tro lấy ra củ khoai bùi ngọt, thơm mùi vỏ khét... Giờ đây, bà đã buông chày yên ngủ sau một đời nhọc nhằn, mẹ đã già sống bình yên bên lũ cháu nhỏ thơ ngây nơi xứ lạ. Đứa trẻ ngày xưa giờ đã là gã đàn ông tóc chớm màu sương khói chưa trọn vòng một kiếp lãng du, chợt quay về chốn cũ tìm chút hương xưa ấm êm kỷ niệm, tạm phôi pha chút nhọc nhằn sóng gió hôm nay.

QT st

Chuyen Lang Toi


Tôi sinh ra ở làng tôi. Nhỏ, tôi đi học ở làng, và ở làng cho đến lớn, cho đến một ngày ra tỉnh, rồi tôi ra Hà Nội.

Lâu lâu tôi lại về làng. Làng tôi vẫn như xưa, vẫn như hồi tôi còn để chỏm, ngày ngày cấp sách tới ông đồ, ăn mày đạo Thánh dăm ba chữ. Làng tôi không thay đổi gì, từ hình thể đến dân làng. Có khác chăng đó là những thằng bạn thả diều, bắn bi của tôi từ thuở nhỏ đã lớn, những cái đĩ thằng cu, xưa kia đầu chốc, cởi truồng, đã thay hình đổi dạng thành những cô gái làng xinh đẹp đỏm dáng, thành những cậu trai làng khỏe mạnh cần cù thương yêu miếng đất mảnh vườn, xoắn xuýt với thửa ruộng mẫu ao… còn những cô gái làng xưa, nay đã có chồng, có cô lại con dắt con díu, con bồng con mang.

Ngắm lại những cô gái xưa tôi thầm yêu trộm nhớ đã là những thím nọ, mợ kia với chiếc áo hở lườn, với đôi vú thõng dưa gang, vừa vội vã đi hớt bèo cho lợn, vừa vội vã tắm cho ba bốn đứa con thơ, tôi giật mình thấy thời gian đi mau chóng. Câu ca dao ở đâu phảng phất tới với tôi:

Anh đi em chửa có chồng.
Anh về con dắt, con bồng, con mang.
Con thì chẻ nứa đan sàng.
Con thì cắp nách, con mang cạnh sườn!

Và những thằng bạn thuở nhỏ của tôi, thường cùng tôi vật nhau lúc chăn trâu, thường cùng tôi ê–a quyển Hán tự Tân thư cũng đã là những anh chàng ngoan ngoãn chăm lo vườn tược ruộng nương, có anh đã có hai ba con! Anh nào anh nấy bộ mặt nghiêm trang đúng đắn, đi ra khỏi ngõ là áo dài khăn lượt trông thật đạo mạo.

Những người lớn thì đã bắt đầu già. Có người tóc điểm hoa râm, có người mắt đã bắt đầu đeo kính. Còn các cụ già, nhiều cụ đã không còn nữa!Các cụ đã "ăn xôi" nói theo danh từ hài hước quê mùa. Hỏi thăm các cụ, có người thản nhiên trả lời: "Các cụ đi với ông sáu Tấm!

"Ấy cái khác của làng tôi chỉ có thế ! Còn đâu vẫn vào đấy.

CỔNG LÀNG

Đầu làng vẫn chiếc cổng xây, hai bên hai rặng tre kéo dài, dài cho đến hết vòng làng. Trên cổng làng chiếc mái hơi cong cong, và dưới mái mấy chữ nho đóng khung trong một hình chữ nhật hầu như gần mờ nhạt hết, nét mực đen trên nền vôi trắng cũng đã đổi màu vì phong sương với lớp rêu lờ mờ phủ.

Hai bên cổng thành hình hai cột trụ, vẫn đôi câu đối tự bao giờ, chữ không còn hẳn rõ mực, nhưng vì đắp nổi lên, nên trải qua mưa gió, rêu phủ lờ mờ, đôi câu đối vẫn rõ ràng với người tỉnh mắt.

ĐƯỜNG LÀNG

Con đường từ ngoài đi vào làng cũng vẫn chẳng khác xưa, đi từ đường cái lớn, ngòng ngoèo trên những bờ ruộng, xuyên qua cổng đầu làng, đi vào trong làng, rồi dần dần đi suốt làng cho tới cổng cuối làng. Cổng cuối làng cũng chẳng khác gì cổng đầu làng, nếu không có những chữ đại tự ghi trên cổng, không giống những chữ đại tự ghi trên cổng đầu làng cũng như đôi câu đối hai bên thành cổng mà nội dung khác hẳn đôi câu đối ở cổng đầu làng.

Đến đây con đường lại chui qua cổng cuối làng để ra đồng ruộng, bỏ mặc hai rặng tre, hai bên cổng của lũy tre làng ngơ ngác.

Con đường đi như dường luyến tiếc, đường làng tôi uốn éo qua mấy bờ ao, mấy bờ ruộng cho tới mãi xa xa mới chịu ẩn mình dưới những ruộng mạ con gái xanh mơn mởn ở hai bên.

Con đường làng này, không phải nó đã đi một mạch thẳng từ đầu làng đến cuối làng đâu. Vào trong làng nó đã tách ra làm năm bảy nhánh đi vào năm bảy xóm lượn qua những bờ ao vườn chuối để đi đến tận từng nhà.

Có một nhánh đường đi thẳng một mạch từ con đường chính tới cửa đình làng, rồi men đình để vào một xóm mé trong. Lại có một nhánh, sau khi tách rời khỏi con đường chính, đi ngay vào chiếc giếng giữa làng có lẽ để thăm ngó các cô gài làng kín (gánh) nước và để nghe các cô nói chuyện bông đùa với nhau, gán cho nhau những anh trai làng xem chừng có ý ngấp nghé các cô ! Tiếng cười các cô giòn giã, giọng nói các cô trong trẻo ngây thơ !

Giếng làng nằm dưới một gốc đa lớn bóng vùng rất xa làm râm mát cả một khu. Cây đa không biết mọc từ bao giờ và mọc ở đó tới đến bao giờ ? Khi tôi lớn lên cây đa đã có, và mẹ tôi cũng đã bảo tôi hồi còn nhỏ mẹ tôi cũng hàng ngày ra giếng gánh nước và nghỉ mát dưới gốc đa. Rễ đa lủng lẳng muốn ăn xuống tới đất, nhưng chỉ lủng lẳng vậy thôi, khó bao giờ mà ăn xuống đất được, vì lũ trẻ con chúng tôi đời đời thường níu lấy rễ cây đánh đu, khiến cho rễ cứ trụi dần và chỉ dài tới một mức nào là hết cỡ.

Cây đa ở giếng làng như có vẻ hiền từ. Dưới gốc đa loáng thoáng vài ba chiếc bình vôi, thỉnh thoảng có người đến cắm dăm ba nén hương! Và chỉ có thế thôi, không có bàn thờ, cũng không có bình vôi treo lủng lẳng vào các rễ phụ như ở cây đa đầu làng.

CÂY ĐA ĐẦU LÀNG

Cây đa đầu làng quả thật dễ sợ hơn cây đa trên bờ giếng. Cây đa trên bờ giếng đã già, nhưng cây đa đầu làng lại cổ thụ hơn. Trông to lớn vô cùng với những rể phụ ăn hẳn xuống đất cũng đã biến thành những thân cây khác. Dưới gốc cây rễ bò lổm ngổm, khi nổi trên mặt đất, khi lửng lơ nửa chìm nửa nổi tạo nên những cái hốc ăn sâu vào rễ cây, hoặc ăn sâu xuống mặt đất. Các cụ bảo rằng trong các hốc đó có ngựa ngài ở, và các cụ giải thích ngựa ngài là những cặp rắn có mào, có khi là những cặp rắn trắng toát với mào đỏ chót. Không biết các cụ có đã trông thấy ngựa ngài thật không, nhưng nghe lời các cụ tả, khi thế này, khi thế khác, và các cụ bảo ngựa ngài có phép biến hóa, muôn hình vạn trạng.

BÀN THỜ GỐC ĐA

Ngay ở gốc cây đa, không biết ai đã xây từ bao giờ một bàn thờ nhỏ, với bài vị có 4 chữ “Đại thụ linh thần”. Bàn thờ có bát hương, hàng ngày hương nghi ngút cháy, và chân hương bao giờ cũng chật ních, màu đỏ xen lẫn màu xám của tàn hương. Lại có bình hoa, thường thấy cắm mấy bông huệ, mùi thơm huyện với mùi hương theo gió loan tỏa ra. Hai bên mé bàn thờ là những bình vôi không biết của ai mang tới đặt ở đấy, to nhỏ đủ hạng, vôi ở miệng bình đã khô, và nhiều bình vôi màu trắng đã ngã sang một màu khác, màu tro nhạt hoặc màu xám.Và cả ở những rễ cây cũng lủng lẳng treo những bình vôi, mỗi cơn gió mạnh lai đưa đi đưa lại, các cụ bảo đêm hôm trông như những chiếc đầu lâu của bọn giặc Cờ Đen khi bị giết và bị bêu đầu.Ở bàn thờ, còn có mấy đài rượu, mấy trăm vàn hoa ngũ sắc, và ở bên cạnh có treo những đôi hài xanh đỏ, những chiếc nón chóp, nón thượng bằng giấy trắng hoặc giấy màu với những quai tua sặc sỡ. Đấy là những nón của các bà, các cô, các cậu trú ngụ tại cây đa.Gặp những ngày có gió, gió rung lá đa, gió lùa vào những cành đa rít lên những tiếng hú, đêm khuya nghe rất ghê tợn. Rồi những lá vàng rụng xuống, lác đác, lạnh lùng như tiếng thì thầm của những âm hồn đang cùng nhau to nhỏ ở các cành đa.

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CÂY ĐA ĐẦU LÀNG

Theo lời các cụ, những đêm khuya thanh vắng có các bà, các cô đánh võng trên cành cây, tiếng kẽo cà kẽo kẹt vang đi rất xa, lại có bà vừa đánh võng vừa ru con, tiếng hát véo von thật là thánh thót. Có cụ nói rằng, áo các bà xanh đỏ lờ mờ ẩn hiện những đêm sáng trăng xuống. Ai đi đêm về, bắt gặp các bà các cô đánh võng đều phải nín thở cắm cổ chạy cho mau. Lại có người bảo, sáng sớm, những người đi làm đồng hoặc đi chợ qua gốc đa, có khi gặp bóng hai ba cô áo màu tha thướt tóc vấn đuôi gà, tung tăng đi từ cổng làng đến gốc đa thì biến mất.Nghe nói mà rợn gáy! Thủa nhỏ, tôi không bao giờ dám đi qua gốc đa vào lúc chạng vạng tối, hoặc khi trời mưa sáng hẳn và cũng không bao giờ, khi có việc đi qua đầu làng tôi lại dám dừng chân đứng lại nơi này. Phải qua đó là tôi rảo cẳng bước cho mau. Còn khi tôi đã lớn, ra tỉnh và Hà Nội ở, thỉnh thoảng có dịp về làng cũng rất ít khi tôi đi qua nơi đây vào lúc tối trời. Có một đôi lần qua đó, chỉ thấy âm u vắng vẻ với một sự yên lặng tịch mịch đến lạnh người. Gió đồng nổi lên, lá trên cây xào xạc, mùi hương lẫn mùi hoa huệ ở bàn thờ đưa ra thoang thoảng giữa gió khuya.Đêm khuya, nếu có tiếng chó cắn nhát gừng về phía đầu làng, trong nhà các cụ bảo các con :- Các bà các cô đi lại thăm làng!Cây đa đầu làng cứ xanh tốt và sự hãi hùng của dân làng vẫn tồn tại đời này qua đời khác đối với những câu chuyện đã được kể lại về cây đa, về những ông bình vôi, về bàn thờ và nhất là về các bà, các cô, các cậu …Dân làng hãi hùng nhưng dân làng vẫn kính cẩn không ai dám buông một lời nhạo báng, và cũng chẳng ai bảo ai là mê tín dị đoan.Những ngày rằm, mồng một, những ngày lễ lạt, nếu người ta có cúng lễ ở nhà, nếu người ta có lên lễ chùa, thì ở gốc đa này, nơi bàn thờ cũng có nhiều bà nhiều cô trong làng mang đồ tới lễ bái. Những hôm đó, quang cảnh gốc đa đỡ vắng vẻ âm u.
Cây đa đầu làng, thường làng nào cũng có, và có lẽ cây đa nào cũng tương tự giống nhau.

Ca dao ta có nhắc tới cây đa :

Đầu làng có một cây đa
Cuối làng cây cậy, ngã ba cây dừa
Dù anh đi sớm về trưa
Xin anh nghỉ bóng mát cây dừa nhà em.

Bóng mát cây dừa có lẽ có người đi sớm về trưa dừng chân nghỉ cho đỡ mệt nhất là trai gái làng, còn bóng mát cây đa, quả thật ở làng tôi, tôi không thấy mấy ai dừng chân nghỉ bước! Qua đấy người ta ngả nón đi cho mau, và ngày xưa người ta còn cưỡi ngựa, tôi còn được nhắc lại là người ta vẫn xuống ngựa dắt đi qua bàn thờ hẻo lánh này. Hẻo lánh vì cây đa ở đầu làng ngoài lũy tre xanh, hẻo lánh vì tuy gọi là đầu làng, nhưng khi đi khỏi cổng làng chưa phải là có nhà cửa dân làng ngay, hai bên đường làng ở nơi đây, còn có mấy ao cá, mấy vườn cây vắng vẻ.

ÔNG BÌNH VÔI

Ở trên có nói tới các bình vôi đặt ở gốc đa bờ giếng cũng như gốc đa đầu làng.Đây là phong tục dân quê. Dân Việt Nam thường ăn trầu, và mỗi miếng trầu gồm có một miếng lá trầu không, có vệt chút vôi cuộn tròn lại, công việc này gọi là têm trầu, một miếng cau, một miếng vỏ cây.Do sự ăn trầu của toàn dân Việt Nam trước đây nên mỗi nhà đều có một bình vôi, và tục còn cho rằng bình vôi tượng trưng cho quyền nội tướng của bà nội trợ nên được gọi tên là “ông bình vôi". Bình vôi đựng vôi, mỗi khi lấy vôi ra nhiều, người ta lại quệt vào mép bình. Sau một thời gian, vôi trên mép khô dần, miệng bình vôi nhỏ dần, cho đến ngày bị lấp hẳn và bình vôi không dùng được nữa.Bình vôi nầy, người ta không đem vứt đi, vì xưa nay vẫn được tôn trọng là "ông bình vôi", mà người ta đem đặt tại miếu thờ, tại gốc đa, gốc si, gốc đề, nơi có thờ hoặc tại bên các đền chùa.Do đó, các cây đa đầu làng, dân làng thường mang những bình vôi cũ tới để và có người lại đem buộc hẳn lên các rễ cây đa treo lủng lẳng.

LŨY TRE LÀNG

Cây đa cách lũy tre làng đến ngoài chục thước, những cây tre ngả đầu xuống, những cành đa như vươn tay ra, đôi bên cũng còn cách nhau một quãng khá xa.Lũy tre làng tôi giống bất cứ lũy tre làng nào, bao bọc chung quanh làng, hai rặng tre hai bên đi từ cổng đầu làng tới cổng cuối làng.Tre già thì măng mọc, luôn luôn lũy tre lúc nào cũng xanh tốt, và chịu đựng đủ nắng mưa gió rét.Tre mọc rất dày, lũy tre che chở cho làng. Bên trong lũy tre đôi nơi có ao cá, có vườn rau hoặc có khi một vài ngôi nhà không cách xa lũy tre làng là mấy.Có những gia đình ở gần lũy tre, đất cát ăn liền tới lũy tre, những gia đình này đôi khi có người trổ một chiếc cổng gai để tiện đường ra ngoài ruộng, khỏi phải đi qua cổng làng. Chiếc cổng gai này, ban ngày tuy mở nhưng ban đêm bao giờ cũng đóng kín để đề phòng bọn đạo tặc.Nếu ai có dịp đi qua cánh đồng nhìn vào làng tôi gặp lúc chiếc cổng tre giương lên, một cô gái làng chít khăn mỏ quạ, mặc áo cánh nâu non, yếm mỡ gà với khuôn mặt trái xoan, với hai con mắt long lanh sáng, điểm thêm nụ cười chúm chím như hoa hàm tiếu, tuy vậy cũng để lộ mấy chiếc răng cửa đen nhức như hạt huyền và đều đặn như hạt lựu giữa đôi môi tươi thắm, ắt phải có cảm tưởng như được ngắm một bức tranh sinh động giữa thiên nhiên. Cô gái làng có thể đang đứng bên cột tre, một tay giơ cao vịn vào cành tre. Cô đứng làm gì?Ai có biết, nhưng nhìn cô đáng yêu với vẻ ngây thơ. Có khi cô lại cất tiếng hát vài câu ca dao, tiếng vang êm ái nghe thật quyến rũ.

Chẳng tham ruộng cả ao sâu
Tham vì anh Tú tốt râu mà hiền;
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh Đồ.

Hỡi ai là anh Tú, hỡi ai là anh Đồ, nghe cô ca lòng có động lòng chăng ta!

Cô gái quê quả thật là bông hoa của đồng ruộng! Cô đã làm cho bao chàng trai say mê, và chính cô cũng đã từng bao lần tơ lòng rung động trước nỗi niềm tha thiết của những chàng trai làng!Chiếc cổng ở giữa lũy tre, thường là chiếc cổng tán cho nên lúc đóng mở không phải đẩy ra đưa vào, mà phải giương lên hạ xuống. Cả chiếc cổng là một khung tre, có những cành tre buộc chặt níu vào thành khung, giữa khung theo chiều ngang là một thanh tre nguyên ống để giữ cho khung cổng được chắc chắn.Chiếc khung tre này hình chữ nhật, to bằng chiếc cổng gỗ với cả hai cánh, phía trên, được buộc vào một thanh tre ngang, buộc không chặt lắm, nhưng cây chắc để cổng có thể giương lên hạ xuống dễ dàng. Cổng giương lên có chiếc cột đỡ, chiếc cột tre đóng chắc vào giữa thành mé dưới cổng và cao bằng chiều dọc cổng. Khi cổng hạ xuống, cột tre này được lồng vào một chiếc cọc đóng dưới đất qua một lỗ dục suốt thân cột để giữ cho người ở mé ngoài không thể tự mở lấy cổng được.Thường thường ban đêm, có thêm những cành tre gai đắp vào cổng cho cổng thêm chắc chắn. Chiếc cổng tre tuy đơn sơ nhưng rất đắc dụng và kẻ gian phi cũng không phải dễ dàng gì mà lọt qua được cổng này.

CÁNH ĐỒNG LÀNG

Cô gái quê đứng trước chiếc cổng tăng vẻ đẹp cho lũy tre làng, và ở nơi đây nhìn ra cô thấy cánh đồng bát ngát, những thửa ruộng nối liền những thửa ruộng, tùy theo từng tháng trong năm đây là những thửa ruộng lúa đã chín vàng, cây lúa bông nặng trĩu ngả đầu xuống bờ ruộng, hoặc đây là những ruộng mạ mới cấy, mạ xanh mơn mởn như tơ nõn. Theo những luồng gió, hương lúa hương mạ mát dịu hoặc thơm phức bốc lên. Trên không trung vài con cò trắng vụt bay qua, rồi bỗng sà xuống một thửa ruộng giữa cánh đồng.Xa xa, vút tầm mắt, một ngôi làng với lũy tre xanh bao bọc, như một chiếc cù lao nổi bật trên đồng ruộng.Cảnh một làng quê Việt Nam, làng tôi cũng như hầu hết trăm nghìn làng khác ở trung du và trung châu, bên ngoài thường tương tự như nhau. Các tác giả ngoại quốc rất chú ý tới làng mạc của chúng ta, và dưới ngòi bút của họ làng quê chúng ta thường được tỉ mỉ tả lên với những thửa ruộng, với lũy tre xanh tốt.Ruộng nương... Thật là linh hoạt, và quang cảnh vui tươi. Không một chút gì giống những đồng lầy đất nước chúng ta. Ở đây, mỗi mẫu đất ẩm thấp đều được trồng trọt, chăm nom và có người. Trong khoảng không đầy một mẫu đất, có thể đếm được tới trăm chiếc nón chớp của dân làng. Khắp mọi chỗ, người dân quê đều làm việc, gập mình xuống, cấy lúa. Hoặc hái trong tay, họ gặt lúa. Nơi khác, họ đang cày ruộng, đi sau những con trâu. Lại có những con trâu khác nghỉ ngơi, đầm mình trong nước sâu hơn chỉ lòi lên những chiếc đầu với sừng và mình đen, ở trên ngồi chồm hỗm một chú bé trần truồng. Thỉnh thoảng một đàn cò trắng vụt bay lên. (1) Tác giả tả cánh đồng một làng quê Việt Nam có thể là làng tôi, mà cũng có thể là bất cứ làng ai cũng được.Cánh đồng làng nào mà chẳng vậy, bao giờ chẳng có người làm đồng, bao giờ không có mấy chú bé chăn trâu, và nhất là những đàn cò trắng, đồng quê ở đâu mà không có!Làng tôi nằm trong lũy tre xanh, giữa cánh đồng bát ngát.

SÔNG LÀNG

Làng tôi lại có một con sông, không phải, đúng ra là một con ngòi nhỏ. Con ngòi này, chỉ rộng hơn một con kênh, không chảy qua làng, chỉ lượn qua cánh đồng làng như muốn đem làn nước bạc tương phản với lúa xanh xanh.Con ngòi tuy nhỏ nhưng rất có ích cho làng tôi. Đồng ruộng nhờ nó thêm màu mỡ, và dân làng, nhiều gia đình sống thêm về nghề kéo vó, đánh cá ở dòng ngòi. Một vài người, tuy có nhà đất ở trong làng, nhưng vì đặt lờ, đặt lưới, giương vó đêm đêm ở con ngòi, lại có thêm ruộng nương ở bên kia ngòi, đã cất hẳn một ngôi nhà lá ở bờ ngòi để tiện việc làm ăn. Và mỗi lần, đi qua ngòi, họ đi qua một chiếc cầu khỉ rung rinh soi mình ngoằn ngoèo trên dòng nước. Không ở trong làng nhưng họ vẫn là người làng, họ vẫn sống theo nếp sống của dân làng. Họ vẫn đi lễ chùa làng, tham dự những tuần sóc vọng ở đình làng, và gặp ngày phiên chợ làng, vợ con họ vẫn có mặt để bán hoa màu hoặc để mua sắm những vật dụng cần thiết như những người khác trong làng.Con cái họ vẫn đi học trường làng, và ngày xửa ngày xưa khi làng còn có các ông đồ dạy học, chính họ cũng đã là học trò của những ông đồ này.

CHỢ LÀNG

Tôi đã nói đến chợ làng tôi! Chợ làng tôi không to lắm, cũng không ở hẳn trong làng mà ở ngoài lũy tre xanh, bên cạnh đường làng. Chợ có một quán chính năm gian, còn la liệt ở chung quanh là những ngôi lều tranh nhỏ, rộng không quá hai thước vuông.Cũng như các chợ khác, chợ làng tôi họp một tháng sáu phiên, cách bốn ngày lại đến ngày phiên chợ. Sở dĩ như vậy, vì ở vùng tôi có nhiều làng có chợ, phiên họp phải xích ngày đi để khỏi trùng nhau đến nỗi hai chợ cùng họp một ngày.Ngày phiên chợ làng tôi vui lắm. Trong làng ai có hoa màu gì muốn bán đều mang ra chợ, cũng như ai đan được ít rổ, rá, bện được ít chổi lúa, phất trần, hoặc làm thêm được bất cứ thức gì trong phạm vi tiểu công nghiệp gia đình đều mang ra chợ bán, hoặc có ai nuôi được lứa gà, lứa vịt đã lớn, hoặc nhà ai có đàn chó con mới đẻ, cần bán bớt, họ cũng đều nhân phiên chợ này mà tiêu thụ đi.Lại các người buôn thúng bán bưng, các cô hàng xén, cứ đúng ngày phiên là có mặt ở chợ làng tôi. Những người làng trên xã dưới, có hàng hóa gì họ cũng mang tới chợ để bán, rồi mua đổi lấy những đồ ăn thức dùng khác.Đường làng ngày phiên chợ thật đông, tác giả L’Indochine en Ziggzags, ông Billotey đã tả quang cảnh này, không biết có phải đúng vào phiên chợ làng tôi không.Trên chính con đường, cả một đoàn người nối đuôi nhau đi. Phải chăng họ từ phiên chợ trở về, những người dân quê gánh nặng và đông đảo ấy? Họ bước thoăn thoắt vội vàng, chiếc đòn gánh tre trên vai có lủng lẳng thõng xuống như hai đĩa cân, hai rổ sảo giống như hai chiếc ly hoặc, những thúng mủng. Trong những thúng, mủng này chồng chất nghìn thứ khác nhau, thóc, gạo, chuối, rau cỏ, hạt, cau, trầu, rơm, nồi đất buộc rất tài tình và nhiều thứ khác nữa.(2) Có lẽ đấy là trên đường làng trong ngày phiên chợ làng tôi, nhưng cũng có thể là trên đường một làng khác trong một ngày phiên chợ khác!Thì đã nói các làng quê giống nhau mà ! Giống nhau về hình thức đã đành, mà còn giống nhau về sinh hoạt nữa.
(Theo Quê Hương) QT st

14.7.08

Khong Loi

Ba Ðiều Phải Chọn



Một hôm satan ra lệnh cho một người kia phải thi hành một trong ba điều nó yêu cầu nếu không nó sẽ đoạt linh hồn người đó.

Ba điều đó là: một là giết cha, hai là hành hạ người em, ba là uống rượu.

Người đó ngẫm nghĩ: giết cha, đánh đập em là điều trái với đạo lý, anh không thể nào làm được. Còn uống rượu thì dễ quá, ai mà không làm được. Sau khi cân nhắc mọi hơn thiệt, người đó bèn đi mua rượu về uống.

Lúc đầu anh ta còn làm chủ được. Nhưng về sau, không còn làm chủ được mình nữa, anh đã say lúy túy và kết quả đã diễn ra đúng như quỉ satan mong đợi. Anh ta đã giết cha, hành hạ người em, và còn làm nhiều điều tệ hại tội lỗi khác nữa.

*

* *

Câu chuyện trên đây có lẽ không chỉ là chuyện ngụ ngôn mà là thực tế xảy ra từng ngày trước mắt chúng ta.

Tội ác nằm trong máu của con người. Rơi vào một hoàn cảnh nào đó, ai cũng có thể là một tên sát nhân. Thế nhưng câu chuyện trên đây không phải chỉ nêu lên mặt trái của con người, nó còn nói lên nét cao quí trong lòng người nữa.

Thật thì người đàn ông trong câu chuyện trên đây đã không lao vào tội ác như một phản ứng bình thường. Ðạo lý và lẽ phải đã đến với anh ta trước tiên.

Từ thâm cung của lòng mình, con người luôn hướng về điều thiện. Con thú cắn xé rồi lăn ra ngủ yên. Nhưng con người thì không như thế. Có kẻ sát nhân nào mà không cảm thấy bị cắn rứt trong lương tâm, có hành động xấu nào mà không dày vò lòng dạ con người.

Con người sinh ra vốn hướng về điều thiện. Không có một tâm hồn nào hư đốn hoàn toàn. Không có một con người nào xấu xa tuyệt đối. Ðâu đó trong tâm hồn mỗi người luôn vang vọng lời mời gọi của thiện hảo.

Trong bộ tiểu thuyết "Những kẻ khốn cùng" văn hào Victor Hugo của Pháp đã gói ghém cái nhìn của ông qua cách cư xử của đức cha Mi-rê-bên. Biết Giăng Vanh-giăng là một tên tội phạm bị truy nã, đức cha Mirêbên vẫn cho tá túc. Và khi Giăng Vanh-giăng ăn cắp những chiếc chân đèn qúy giá của mình, đức cha vẫn khoan hồng tha thứ.

Thái độ của đức cha Mi-rê-bên đã cảm hóa được Giăng Van-giăng và biến anh ta thành một con người hữu dụng.

Thái độ của đức cha Mi-rê-bên là phản ảnh thái độ của Chúa Giêsu đối với con người. Chúa Giêsu luôn có một cái nhìn lạc quan về con người. Những kẻ bị xã hội đẩy ra bên lề, các tội nhân, gái điếm, người thu thuế, tất cả đều được Chúa Giêsu nhìn bằng một ánh mắt trìu mến, thân thương. Tất cả những ai đến với Ngài đều tìm thấy một cơ may để làm lại cuộc đời. Tất cả những ai đến với Ngài đều ra về trong niềm tự tín và phấn khởi về con người của mình.

Ðó là tất cả Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo cho con người. Thiên Chúa yêu thương con người. Mỗi con người là một giá trị độc nhất vô nhị. Thất bại, đau khổ, và ngay cả tội lỗi, không là một ngõ cụt, một chấm hết.

B.Khanh st



13.7.08

Du Lịch Đó Đây: vườn Hồng Portland tại tiểu bang Oregon


Bài và ảnh của Đỗ Hồng Tuấn


(bạn có thể bấm vào ảnh để xem ảnh lớn và bấm nút trở lại để xem tiếp bài viết)

Hôm nay là một ngày đẹp trời. Tôi lại xách máy chụp ảnh, lang thang vào vườn hồng để ghi lại hình ảnh của những cánh hồng rực rỡ sắc màu và chia sẻ với các bạn qua trang blog nầy. Tôi đã đến khu vườn rất nhiều lần sau 7 năm sống tại thành phố Portland, nhưng mỗi năm khi tôi trở lại đây vào mùa hè, khu vườn điều mang cho tôi một cảm giác rất khác biệt. Đó là vì nét đẹp kêu xa của những cánh hồng và mùi thơm của chúng toả ra khắp khu vườn càng ngày càng được tăng trưởng qua bao năm tháng dài tồn tại.

Khu vườn được thành lập vào năm 1917. Sau 90 năm nó vẫn còn mang vẽ đẹp của thuở ban đầu và đã đón nhận hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm. Vào chiến tranh lần thứ I, khu vườn nầy là nơi lánh nạn cho những giống hồng quí ở Châu Ấu. Những người Châu Âu đã đem chúng sang đây trồng để tránh sự hủy diệt do bom đạn của chiến tranh gây ra .

Cho đến bây giờ, khu vườn đã tập họp trên 8,000 cây hồng với nhiều màu sắc khác nhau. Đến với vườn hồng, người ta không chỉ được ngắm những đóa hồng rực rỡ mà còn tận hưởng được cảnh trí các khu nhà cao tầng của thành phố Portland và ngọn núi Mnt Hood có đỉnh tuyết phủ trắng xoá từ phía xa xa. Bây giờ chúng ta hãy vào thăm vườn hồng nhé.



Từ xưa nay, hoa hồng được coi là loài hoa đẹp và quí giá, là "Bà chúa của muôn hoa", là biểu tượng của tình yêu, sự tôn trọng, lòng thành kính và của những điều tốt đẹp, cao thượng.



Chính nhờ vào mùi hương dịu dàng, thanh thoát, sang trọng và hình dáng tao nhã, hài hòa, yêu kiều đẹp đẽ một cách tự nhiên mà hoa hồng được coi là vẻ đẹp của người mẹ, của nữ giới nói chung.



Ở Nhật Bản, trong các cuộc triển lãm, hoa hồng bao giờ cũng chiếm ngôi vị "Nữ hoàng của các loài hoa".



Ở Bungari, đất nước được mệnh danh là "Xứ sở của hoa hồng" vì trồng nhiều hoa hồng nhất thế giới, người ta có câu châm ngôn "Quí như tinh dầu hoa hồng" để đánh giá một vật nào đó có giá trị rất lớn.



Bởi vì phải cần đến 30 đóa hoa hồng người ta mới cất được một giọt tinh dầu (giá trị hơn cả vàng ròng).



Người Hy Lạp cổ đại cho rằng hoa hồng là tặng phẩm quí báu mà nữ thần Kibela đã gởi đến cho loài người để tôn vinh những tình cảm cao đẹp, từ đó hoa hồng được mang tên "Quà tặng của thiên thần".



Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.



Loại hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết thương sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch hầu.



Loại hoa hồng trắng (hồng bạch) chứa nhiều tanin, đường, chất nhầy, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu ; ngoài ra còn làm nhuận trường.



Cuối cùng, vườn hồng còn là thiên đường của những tâm hồn cô đơn, những tâm hồn đang yêu, và được yêu. Phải không các bạn ?



______________

Chú thích: những lời phụ hoạ cho ảnh được trích ra từ bài viết của Đinh Công Bảy trong trang www.buddhismtoday.com