27.5.09

Thi Hến ngày nay


Ngày mai - Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam và Trung Quốc


Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên

Vào cuối thời
Chiến Quốc, có một vị đại thần nước SởKhuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly taoSở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng ngày 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.

Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng coi ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ. Chưa rõ tục lệ và nguồn gốc liên quan đến ngày mùng 5 tháng 5 của người Hàn Quốc như thế nào, nhưng trong bài báo "Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì" đăng trên báo Tuổi Trẻ, trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin:
Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan ngọ vào ngày 5 tháng 5 là "di sản văn hoá phi vật thể" của Hàn Quốc.
Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều học sinh thành phố
Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá. Bài báo có đoạn viết:
Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian.

Việt Nam

Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu
Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan dương.
Là ngày giỗ Mẹ
Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ
Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Tại Việt Nam còn coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và
rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.
Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ:
ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Ở một số vùng, người dân còn có tục lệ khảo mít: một người ở dưới đất gõ vào gốc mít tra khảo, một người trèo lên cây thay mặt cây mít trả lời, với hy vọng sang năm cây cối sai quả. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không còn được xem trọng.
Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu. Khuất Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.
Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu - một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.
Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.
Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu.
Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này.
Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học.
Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.

Cafe buoi sang tai LX




25.5.09

HIỂU ĐỜI

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra.


Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sông, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ôm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao... Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)

Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)

Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chua đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./.

QT luom lat

21.5.09

DAN` ONG VIE^T THU*O*NG` QUE^N NINH VO*.(MH st)


Phái đẹp luôn thích nghe những lời có cánh.
Có nhiều anh biết phụ nữ thích khen, cho nên, đến cơ quan hay gặp chị em ở đâu anh ta cũng khen lấy khen để. Nhưng về đến nhà, anh ta lại để 'bảo bối' ấy ngoài cửa. Có anh lại sợ khen lắm, vợ phổng mũi, đâm ra tinh tướng.

Có một bà vợ thường làm các món ăn rất công phu, cầu kỳ, nhưng chồng lại tỏ ra không biết thưởng thức. Một hôm bà tức mình, luộc một mớ cỏ cho chồng ăn. Chồng ngạc nhiên: "Cái gì thế này? Không thể nào nhai được!". Bà vợ vui vẻ hẳn lên: "Thế ra ông cũng biết là không ăn được à? Vì mọi khi tôi thấy ông ăn cái gì cũng như nhau cả mà!".

Ai cũng biết “đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”, nhưng hình như với các ông chồng đã kết hôn vài năm, câu nói đó bị họ quên mất. Có chị may được bộ váy mới, mặc thử vào cứ đứng ngắm mãi trước gương, hết quay đằng trước lại quay đằng sau, mà chồng ngồi đọc báo ngay cạnh chẳng nói câu nào. Cực chẳng đã chị phải cất lời hỏi: “Anh thấy em mặc bộ này có được không?”. Anh ta vẫn không rời mắt khỏi tờ báo: “Cũng được”.

Đó là chưa kể còn có những anh, vợ mặc kiểu gì cũng chê không thương tiếc: “Bộ này không được, trông buồn cười lắm!”, khiến vợ ỉu xìu như bánh đa gặp nước. Có chị cảm thấy bất lực, dường như không thể làm đẹp để chồng hài lòng được. Và những ông chồng như thế, dẫu có tận tụy với vợ con đến mức nào cũng khó được vợ yêu, gia đình hạnh phúc.

Người phương Tây có một nét văn hóa truyền thống là khen phụ nữ, mà nhiều người gọi đùa là "nịnh đầm". Nó gần như một thứ "nghĩa vụ bất thành văn" của phái mạnh, không biết điều đó không phải là người lịch sự, văn minh. Chúng ta du nhập và ảnh hưởng khá đậm nét văn hóa phương Tây, nhưng "văn hóa nịnh đầm" rất đẹp này lại không vào được bao nhiêu.

Ở Việt Nam, rất ít khi nghe chồng khen vợ. Ngay cả những người đàn ông có thể nói là lịch lãm hình như cũng nghĩ rằng, nói chung phái đẹp cần được đàn ông tán thưởng, trừ... vợ anh ta. Liệu họ có biết, người vợ nào cũng sung sướng khi được chồng khen? Chắc anh nào cũng biết, bằng chứng là khi chinh phục nàng, chẳng anh nào lại không sử dụng thứ vũ khí này, nào là: Em có mái tóc rất đẹp, em có giọng nói rất hay, có anh còn "dẻo mỏ”: "Em hút hồn anh ngay từ lần đầu mới gặp. Đôi mắt em sao mà sâu thăm thẳm"...

Thế nhưng, từ khi đã thành "của nhà”, họ không làm thế nữa. Họ xếp thứ vũ khí sắc bén đó vào kho, để cho nó hoen rỉ mà không biết, người vợ vẫn cần những lời có cánh ấy. Có người còn đi tìm nó không phải từ chồng.

Có nhiều đàn ông biết phụ nữ thích khen, cho nên, đến cơ quan hay gặp phụ nữ ở đâu đó, anh ta cũng khen lấy khen để. Nhưng chỉ cần về đến nhà, anh ta lại để "bảo bối" ấy ngoài cửa. Có anh lại sợ khen lắm, vợ phổng mũi, đâm ra "tinh tướng". Cũng có thể họ nghĩ, đàn bà nào chẳng thích khen, nhưng thích lời khen "ngoại" chứ thích gì "của nội"? Nếu nghĩ thế, bạn đã lầm. Con khen cũng thích. Chồng khen lại càng thích. Lời khen chẳng bao giờ thừa cả. Bạn thử hỏi các ca sĩ xem, có ai thấy chán ngán cảnh khán giả vỗ tay nhiều quá không, có ai khó chịu khi những "fan" hâm mộ vây quanh xin chữ ký? Những người sống gần mình, quen biết với mình mà vẫn khen mình thì càng có giá trị.

Người ta kể rằng, có một gã chiếm được hàng trăm trái tim phụ nữ và sau đó chiếm đoạt luôn cả tài sản của họ nên cuối cùng phải vào tù. Một nhà tâm lý tò mò đến tận nơi xem hắn có bí quyết gì. Ông ta bất ngờ vì đó là một gã đã luống tuổi, hình thức bình thường, duy chỉ có cái miệng rất duyên. Ông hỏi: "Làm thế nào anh chinh phục được nhiều phụ nữ như vậy?". Hắn trả lời cụt lủn: "Có gì đâu. Cứ khen nhiều vào".

Nhà tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Dale Carnegie thường đi giảng ở các lớp học làm vợ, làm chồng. Một hôm, sau bài giảng về nghệ thuật làm chồng, ông ra bài tập cho học viên về nhà làm. Ông yêu cầu tất cả đàn ông thực hiện một “Tuần lễ khen vợ”, ngày nào cũng khen từ sáng đến tối. Ông cam đoan sẽ thấy hiệu quả ngay. Học viên chẳng mấy người tin. Có người còn nghĩ là ông nói đùa, nhưng số đông vẫn thử “làm bài tập” xem sao và kết quả thật bất ngờ.

Một anh vừa ngủ dậy, nhớ đến bài tập, nói luôn: “Nằm cạnh em sướng thật, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát”. Vợ tát yêu một cái. Vợ tập thể dục xong, chồng lại khen: “Hồi này trông thần sắc em rất tốt!”. Vợ càng ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy chồng để ý đến mình. Lúc dọn món ăn sáng ra, anh ta lại xoa hai bàn tay: “Chà, em làm món gì trông ngon thế!”. Vợ sung sướng nguýt yêu chồng một cái nữa. Ăn xong lại khen: “Anh thấy đi ăn sáng ở đâu cũng chẳng bằng em làm!”.

Trước khi đi làm, ngắm vợ một phút, anh lại thốt lên: “Em mặc bộ này trông quá được!”. Không ngờ chỉ trong vòng một tiếng, mới khen có mấy câu mà chưa bao giờ anh ta thấy trên gương mặt vợ lại có những nét hạnh phúc ngời ngời đến thế. Ra đến cửa anh còn quay lại: “Anh đi nhá. Em rất tuyệt”. Hết tuần, có học viên báo cáo với thầy là chỉ sau một “tuần lễ khen”, anh ta được hưởng hạnh phúc hơn 10 năm chung sống cộng lại.

Một khi đã kết hôn, ai chẳng muốn có hôn nhân hạnh phúc, muốn được vợ yêu. Và để đạt được mục đích ấy, nhiều người đã phải đổ biết bao công sức. Họ lao động cật lực hàng chục giờ mỗi ngày, mua tặng vợ những tặng phẩm đắt tiền, đưa cả nhà đi nghỉ cuối tuần. Nhưng có một thứ, người vợ nào cũng khao khát thì họ lại quên. Đó là lời khen.

Tuy nhiên, nếu vợ đẹp thì khen đẹp, nếu quần áo đẹp thì khen quần áo, nếu ngoại hình không đẹp thì khen công dung ngôn hạnh... miễn sao phải chân thật. Khen bừa lỡ thành mỉa mai thì sẽ tác dụng ngược đấy.

(Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, Phụ nữ)

19.5.09

26 Điều Cần Ghi Nhớ Trong Cuộc Sống---MHst


Đó là những điều giản dị nhưng cực kỳ hũu ích cho những ai muốn làm giàu thêm hành trang cuộc sống.

ADVERTISEMENT

1. Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.

2. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể phá huỷ hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.

3. Hãy yêu thương đi... rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại.

4. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.

5. Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.

6. Cái ôm là món quà lớn... Có thể cho đi lúc nào và dễ dàng được đáp lại.

7. Mọi người cần được yêu thương... nhất là khi họ không xứng đáng điều đó.

8. Thước đo của cải của một người là những gì anh ta đã cống hiến cho đời.

9. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống.

10. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó.

11. Điều quan trọng cho cha mẹ là sống theo những gì họ dạy.

12. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những gì bạn cần.

13. Nếu bạn tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng ngày mai, bạn sẽ không có ngày hôm nay để cảm tạ.

14. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm.

15. Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai

16. Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.

17. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.

18. Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.

19. Tình yêu thương vững chắc sau khi trải qua những xung đột.

20. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau.

21. Những lời nói không tốt không làm gãy xương, nhưng có thể làm vỡ trái tim ta.

22. Để thoát khỏi gian nan, chỉ có cách đi xuyên qua nó.

23. Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.

24. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh, nhưng không phù thuộc vào họ.

25. Với mỗi phút bạn nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc mà không thể nào lấy lại được.

26. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai bạn có thể, với những gì bạn có, và ở nơi nào bạn đang đứng.

Mai Liên (dịch)

Field trip from Oklahoma City to California

Tuan vua qua vo chong chu Tu toi co dip cung cac ban than huu lam mot cuoc lai xe gan 3500 miles di xuyen tu Dong sang Tay 1/2 cua nuoc My. Chuyen di chi co mot tuan ma thoi gian lai xe da mat het 3 ngay duong roi. Tuy met ma vui vi co dip ghe duoc nhung cho ma minh can muon biet va hoc hoi. Tien day chu Tu se gui mot so hinh anh cho cac ban xem trong dot di vua qua.



Hinh chup duoc khi di ngang qua Santa Fe,New Mexico. Noi day co rat nhieu nguoi moi da do Indian sinh song.



Hinh chup tai Grand Canyon, Arizona. Noi day thu hut khoang 5 trieu du khach moi nam va no khoang 12000 yrs tuoi roi do. Khung canh o day rat dep dac biet la luc hoang hon.




Hoover Dam duoc hoan tat xay dung nam 1936. Vao thoi diem nay, no vua la mot nha may phat dien va la mot cong trinh be tong xay dung lon nhat cua the gioi. Hien nay no duoc xep vao hang thu 35th.





Las Vegas Blvd. ve dem va khung canh nguoi ta di xem show ngoai troi mien phi.






Nhung hinh anh chup duoc khi di tren Las Vegas Blvd. Moi khach san deu co mot ve dep va thiet ke dac biet rieng cho no. No luon tao nen mot ve dac biet de thu hut du khach.



Hinh chup tai khu cho Viet Nam o Santa Ana, Orange County, California. Den day nhu song lai o Viet Nam vay vi co day du cac loai thuc an va dac san cua que huong

18.5.09

Em không già đi mà còn trẻ lại!

Chu Tu LX toi vua moi di vacation ve nen khong co dip tham gia ngay le Me nhu moi nam, nhan tien xin gui den may ba Me VN mot mau chuyen vui nho nho de thay long thuong yeu Vo cua cac dang may rau LX chung toi.


Một ông chồng đến tiệm đặt bánh mừng Mother's Day vợ. Ông nghĩ ra 1 câu để viết lên bánh "Em không già đi mà còn trẻ lại" .

Ông nói với người làm bánh:

- Cho tôi đặt chiếc bánh có viết dòng chữ để mừng Mother's Day vợ tôi nhé.

- Trình bày thế nào ạ? Thằng bé con chủ tiệm hỏi (vì chủ tiệm đi vắng).

- Viết thế này: EM KHÔNG GIÀ ĐI,( phía trên),
MÀ EM CÒN TRẺ LẠI,( phía dưới.)

Thằng bé lấy bút ghi chép cẩn thận rồi nói:

- Chiều ông ghé lại lấy, con sẽ làm thật đẹp và cẩn thận cho ông.

Buổi tối, khi khách khứa đã ngồi vào bàn đầy đủ, người chồng mang bánh đặt giữa bàn, trịnh trọng mở hộp bánh ra và tất cả mọi người đều nhìn thấy dòng chữ:



"EM KHÔNG GIÀ ĐI PHÍA TRÊN,

MÀ EM CÒN TRẺ LẠI PHÍA DƯỚI".



Hết ý....hết biết... " phi nan " "bo tay".

QT st

15.5.09

Góc Tâm Hồn


Chiếc Hộp Yêu Thương

- Chuyện kể rằng có một người đàn ông đang phạt đứa con gái 3 tuổi của mình chỉ vì tội phung phí những tờ giấy gói vàng. Gia đình đang khó khăn và chỉ riêng vấn đề tiền bạc cũng đủ làm ông đau đầu.
Ông bố tức điên khi đứa trẻ cố sức trang trí cho một chiếc hộp để đặt dưới cây thông Noel. Tuy vậy cô con gái nhỏ bé lại mang hộp quà đó đến cho cha mình vào buổi sáng hôm sau và nói: “Món quà này là dành cho ba”.

Người đàn ông bắt đầu cảm thấy bối rối vì trót la mắng với đứa con bé bỏng của mình. Nhưng rồi giận dữ quay trở lại khi ông mở chiếc hộp đó ra: Đó chỉ là một chiếc hộp rỗng.

Ông lớn tiếng với cô con gái rằng: “Con có biết khi tặng ai đó một món quà, thì cái chứa ở bên trong mới là điều đem đến niềm vui và ngạc nhiên cho họ không?”.

Cô con gái bé nhỏ ngước đôi mắt ngạc nhiên ngấn nước nhìn cha rồi oà khóc: “Ba à, nó không phải là chiếc hộp rỗng. Con đã thổi những nụ hôn yêu thương của con vào trong chiếc hộp này. Con muốn tặng tất cả chúng cho ba mà”.

Sững sờ, người đàn ông choàng tay ôm lấy đứa con gái bé nhỏ, ngây thơ nhưng rất đáng yêu ấy vào trong lòng, nghẹn ngào nói lời xin lỗi.

Thật không may, chẳng bao lâu sau cô bé mất. Người cha giữ mãi chiếc hộp bọc giấy màu vàng đó bên giường ngủ của mình trong nhiều năm. Bất cứ khi nào cảm thấy chán nản, ông lại lấy ra những nụ hôn tưởng tượng đầy yêu thương của cô con gái và nhớ về tình yêu của một đứa trẻ - người đã đặt chúng với tất cả niềm tin vào trong chiếc hộp rỗng này.

MYHanh St

10.5.09

Gia Tài Của Vợ (HT sưu tầm)

Một trăm năm nô lệ vợ nhà
Một trăm năm nô lệ vợ ta
Hai mươi năm rửa chén giặt đồ
Gia tài của vợ để lại cho ta
Gia tài của vợ là khối việc nhà

Một trăm năm ta sợ đàn bà
Một trăm năm ta sợ vợ ta
Hai mươi năm làm hết việc nhà
Ôi còn gì là một đời trai tơ
Thôi thì còn lại Một kiếp dại khờ

Nàng dạy ta biết nấu thịt bò
Nàng dạy ta nấu canh cà chua
Nàng dạy ta rửa chén chùi nhà
Nàng dạy ta biết mua đồ sale
Ôi biết bao là ơn ơn vợ nhà

Một trăm năm đi làm người chồng
Một trăm năm trong đời xiềng gông
Hai mươi năm là kiếp long đong
Ôi còn lại gì ngoài bộ xương teo
Chỉ còn lại là một kiếp bọt bèo

đời đàn ông như vậy là thường
đời đàn ông như vậy mà thương
Con ơi con hãy rán noi gương
Hễ làm việc nhà thì đừng bê tha
Cho dù thờ bà thì cũng bà nhà

Dạy cho con biết quý đàn bà
Dạy cho con biết như người cha
Để theo cha cho hết đời này
Để cho con giống như là cha vui cả nhà
Để cho con giống như là cha vui cả nhà

7.5.09

Có nhau trọn đời

Vào một ngày đẹp trời, có một cặp vợ chồng già khoảng 70 tuổi dắt nhau đến văn phòng luật sư. Hình như họ tới đây là để xin ly hôn.Vị luật sư đã rất bối rối, sau khi nói chuyện với họ một hồi, ông dần hiểu được vấn đề của họ...

Cặp vợ chồng già này đã bất hoà với nhau suốt 40 năm nay kể từ ngày cưới và dường như những mối bất hoà này là không thể giải quyết được. Ngày còn trẻ thì lý do con cái còn nhỏ, với lại sợ chuyện ly hôn sẽ làm ảnh hưởng đến lối sống và suy nghĩ của bọn chúng. Đôi vợ chồng đành cố chịu đựng. Bây giờ, khi chúng đã đã đều lớn cả, mỗi đứa lại có gia đình riêng, chẳng còn chuyện gì phải lo lắng hay bận tâm nữa, đôi vợ chồng già muốn có một cuộc sống thoải mái và của riêng mình sau nhiều năm chung sống không hạnh phúc. Vì vậy, việc làm đơn xin ly hôn vào lúc này, theo hai người nghĩ, là hoàn toàn chính đáng.

Vị luật sư đã phải rất khó khăn mới đưa được tờ đơn xin ly hôn cho hai người kí vào, bởi ông vẫn không hiểu, tại sao sau những 40 năm chung sống và hiện giờ thì đã ở tuổi 70, đôi vợ chồng già này lại vẫn muốn ly hôn...(?!?!?)

Khi bắt đầu kí, bà vợ quay sang nói với ông chồng: “Em thực sự vẫn rất yêu anh, nhưng em không thể chịu đựng thêm được nữa, em xin lỗi...”.

Ông chồng chậm rãi: “Ừ, không sao đâu, anh hiểu mà”.

Sau khi hoàn thành mọi thủ tục xin ly hôn, vị luật sự ngỏ ý muốn mời đôi vợ chồng cùng đi ăn tối, để họ có thể, một lần cuối cùng, được ngồi ăn tối cùng nhau, trước khi trở về vị trí của những người bạn.

Bữa tối ấy đã diễn ra trong cái im lặng của sự lúng túng. Món đầu tiên là thịt gà nướng. Ngay lập tức, ông chồng xé lấy một cái cẳng gà và nói với bà vợ: “Ăn đi này, đây chẳng phải là món em ưa thích sao...?” Nhìn cảnh đấy, vị luật sư cảm thấy như còn chút gì đó có thể cứu vãn được, thế nhưng người phụ nữ già lại tỏ vẻ khó chịu, bà trả lời: “Đây luôn luôn là vấn đề, anh thì lúc nào cũng đề cao bản thân mình, trong khi đó lại chẳng bao giờ để ý xem tôi đang nghĩ gì, tôi cảm thấy như thế nào. Chẳng nhẽ anh lại không biết là tôi ghét cẳng gà à ?”.

Bà vợ thì chưa bao giờ biết rằng, đã nhiều năm nay, ông chồng luôn cố gắng tìm mọi cách để chiều lòng bà, bà cũng không biết rằng cẳng gà là món ăn ưa thích của ông chồng. Còn ông chồng thì lại cũng không hay biết rằng vợ mình đang nghĩ ông hoàn toàn không hiểu chút gì về bà, ông không biết rằng vợ mình ghét tất cả những chiếc cẳng gà mà ông đưa cho mặc dù cuối cùng ông cũng chỉ muốn tốt cho bà.

Đêm hôm đó, cả hai người không sao ngủ được, hết quay người qua bên phải lại trở mình sang bên trái... Nhiều giờ sau, người đàn ông không thể chịu đựng lâu hơn được nữa, ông biết rằng ông quá yêu vợ mình, và ông không thể sống mà thiếu bà ấy được. Ông muốn bà ấy quay trở về, muốn nói thật to với bà, bằng tất cả con tim của mình, rằng ông xin lỗi, rằng ông yêu bà rất nhiều...

Ông chồng nhấc máy điện thoại, ấn số nhà bà vợ, những âm thanh tín hiệu như kéo dài bất tận trong vô vọng,... nhưng ông ấy vẫn không ngừng gọi điện...

Ở bên chỗ bà vợ, bà cũng đang vô cùng đau buồn, có điều bà không thể hiểu nổi, là tại sao sau ngần ấy năm, cho đến tận bây giờ, ông chồng vẫn không biết rằng bà rất yêu ông ấy. Những tiếng chuông điện thoại lại tiếp tục vang lên phá vỡ không gian yên tĩnh đáng sợ. Đoán được ai là người ở đầu dây bên kia, bà vợ nhất định không nhấc máy. “Để làm gì nữa, tất cả đã kết thúc rồi mà, cứ sống như thế này thôi là được rồi...” – bà nghĩ....

Những tiếng chuông điện thoại lại tiếp tục đổ, ngày 1một dồn dập và liên tiếp hơn. Có điều, dường như bà đã quên hoàn toàn về căn bệnh tim của ông chồng.

Sáng hôm sau, bà nhận được tin ông ấy đã qua đời... Bà vội đến ngay khu nhà của ông, nhìn thấy ông đã không còn chút hơi thở nào, lạnh lẽo. Ông ấy vẫn đang nằm trên ghế tràng kỉ, và tay thì vẫn đang cầm chiếc điện thoại... Ông đã bị lên cơn đau tim trong khi cố gắng gọi điện cho bà. Bà vợ cảm thấy đau buồn vô hạn, và tuyệt vọng, mọi thứ xung quanh dường như đều trở nên vô nghĩa....

Bà quyết định, sẽ phải xoá nhoà tất cả những gì thuộc về ông. Trong khi dọn dẹp, bà tìm thấy 1 chiếc quần của ông chồng, trong túi quần là một mảnh giấy, đó là hợp đồng bảo hiểm, có hiệu lực kể từ ngày hai người làm đám cưới với nhau, tên bà được ghi ở phần Người sẽ giữ tài sản trong trường hợp rủi ro, kèm theo mớ giấy tờ là một bức thư...

"Gửi em – cô vợ yêu dấu nhất trên đời của anh, khi em đọc được những dòng này, thì anh chắc rằng anh đã không thể còn ở trên cõi đời này được nữa. Anh đã mua cái bảo hiểm này cho em. Với số tiền 100.000 $ này, anh hi vọng chúng sẽ có thể tiếp tục thay anh làm tròn trách nhiệm, bổn phận, và lời hứa mà anh từng hứa với em khi chúng ta làm lễ cưới.

Anh có thể sẽ không tồn tại mãi mãi bên cạnh em được, nhưng anh mong số tiền này sẽ thay thế anh để chăm sóc em thật tốt, giống như là khi anh còn sống vậy. Anh chỉ muốn em biết rằng, anh sẽ vẫn luôn ở bên cạnh em, trong trái tim em... Anh yêu em, mãi mãi yêu em, vợ của anh ạ!!!"

Nước mắt của người phụ nữ già tuôn rơi, lã chã... trào ra như một dòng sông...

QT st

Lake Pontchartrain Causeway

Mot so hinh anh va thong tin de chia xe voi cac ban ve New Orleans va cay cau dai gan 40km nay



The Lake Pontchartrain Causeway, or the Causeway, consists of two parallel bridges crossing Lake Pontchartrain in southern Louisiana. The longer of the two bridges is the longest in the world over water, measuring at 23.87 miles (38.42 km) long. It is also the second longest in the world over any terrain, behind the Bang Na Expressway landbridge. The bridges are supported by 9,500 concrete pilings.[2] The two bridges feature bascule spans over the navigation channel 8 miles (13 km) south of the north shore. The southern terminus of the Causeway is in Metairie, Louisiana, a suburb of New Orleans. The northern terminus is at Mandeville, Louisiana



Hinh nay duoc chup trong chuyen di ve New Orleans de tham dua em gai ut dang lam viec tai day. Day la cay cau dai nhat the gioi 38.42km neu tinh tren mat nuoc va duoc xep hang thu nhi cua the gioi neu tinh tren can.

Day la nhung mat na duoc deo vao trong ngay le hoi lon Madri Grass rat noi tieng o New Orleans

Chu Tu Long xuyen thi gan voi Mummy o New Orleans xem ai du hon ai



Cac cua tiem ban hang o pho Bourbone. Bourbone St. la mot day pho rat noi tieng o New Orleans khong mot du khach nao co the bo qua duoc khi co dip vieng tham New Orleans.

4.5.09

Paris có gì lạ không em

Tôi đến Paris vào chiều tháng tư dịu ngọt như giấc mơ mới tỉnh

“Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?”
(Nguyên Sa)

Sông Seine trong đêm

Có lẽ không gì thú vị hơn là ngắm Paris đêm bằng cách du ngoạn trên tàu dọc bờ sông Seine. Paris đêm huyền ảo và lung linh, xa xăm và rực rỡ. Tưởng chừng như những tháp, những cầu, những công trình hai bên sông không phải được làm bằng sắt hay gạch mà được kết bằng dải ánh sáng đa màu, còn sông Seine là tấm gương phản chiếu tất cả lên bầu trời thăm thẳm, làm cả đám mây đêm cũng phải sang sáng kiêu kì. Trời đêm Paris đen huyền quyến rũ như tóc tiểu thư đôi mươi được điểm xuyết sao trời màu trắng bạc, mái tóc ấy trôi loang loáng trên sông Seine để vương nhẹ theo gió lên mỗi cảnh sắc Paris. Nước sông Seine róc rách chảy giữa những vì sao không bao giờ tắt.

“Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông”, Paris đêm mai có thể khác Paris của tôi đêm nay nhưng tâm hồn tôi đã mãi gửi vào những lớp sóng lăn tăn dìu dịu của sông Seine, vào kí ức của nước và ánh sáng.

“Than ôi, nhà cửa, đường sá, đại lộ
cũng thoáng qua như năm tháng mà thôi”
(Marcel Proust)


Bức tường tưởng niệm Công xã Pari

Paris trầm mặc nhất là ở nghĩa trang Père-Lachaise. Thời gian thoảng gió qua mỗi ngôi mộ lặng im như muốn khắc ghi câu chuyện của những danh nhân vĩ đại vào cõi nhân sinh bao chuyển suy. Đứng trước mộ Proust, Balzac, Prudhomme,… tôi như quên đi tất cả “lí thuyết”, “giáo trình” viết về họ, đọng lại duy nhất nơi đây là những cuộc đời vẫn sống động như ngày hôm nay, vẫn tươi mới như mực in trên từng kiệt tác vinh danh Paris hạnh phúc và buồn đau. Chỉ khi đứng ở Paris, ngập mình trong ánh sáng của Kinh đô văn hóa, ta mới cảm thấy Paris của Hugo “Những người khốn khổ” , của Balzac “Tấn trò đời”, của Dumas “Ba chàng lính ngự lâm”,… không chỉ là trang giấy mà hiển hiện ngay trong bước chân ta đi, ánh mắt ta nhìn.

Nghĩa trang này còn là nơi 200 chiến sĩ công xã Paris cuối cùng quyết tử để bảo vệ chính thể đầu tiên của cách mạng vô sản . Đến hôm nay bức tường kỉ niệm những anh hùng quả cảm ấy vẫn được cây xanh phủ bóng bốn mùa, dưới chân tường luôn có chùm hoa rực đỏ gợi nhớ về “Tuần lễ máu”. Mỗi viên đá trên tường lưu giữ một nếp gấp thời gian của Paris lửa cháy. Nơi đây minh chứng cho nhân dân cần lao Paris đã biến Paris Yêu thương thành Paris Công lí.

Cúi mình trước bức tường ấy, tôi chợt nhớ đến câu khắc trên bia mộ người lính vô danh ở Khải hoàn môn “ICI REPOSE UN SOLDAT FRANÇAIS MORT POUR LA PATRIE” (Nơi đây an nghỉ một người Pháp hi sinh cho tổ quốc). Đã bao người an nghỉ cho Paris hôm nay…

"Qua vườn Luxembourg,
sương rơi che phố mờ,
buồn này có ai mua"
(Phạm Trọng Cầu)

Phía tây vườn Luxembourg

Paris của tháng tư giòn tan như nụ cười thiếu nữ tỏa nắng trong vườn Luxembourg. Những bông hoa hồng và trắng khẽ rung rinh trước nắng, e lệ núp dưới bóng những hàng cây đang vút xanh căng tràn nhựa sống. Mỗi người đi dạo trên vườn đều nở một nụ cười với tôi - người khách bộ hành cô đơn đang say sưa thả bánh mì vụn cho đàn bồ cầu béo múp míp. Nếu đêm sông Seine đen huyền diệu thì sáng vườn Lunxembourg xanh ngan ngát, vừa gần gũi như nắm được vào tay vừa siêu thực như câu thơ của Baudelaire. Nhưng hình như phải đến tháng 10 những bức tượng ở Luxembourg mới đẹp như trong văn Anatole France.

Tôi đi bộ sang Thư viện của Đại học Sư phạm phố d’Uhlm. Tôi thích ngồi từ trên thư viện trường nhìn xuống cái “sân vuông” có hàng chục pho tượng, mỗi tượng là một nhà khoa học lớn, giáo sư nổi tiếng hay sinh viên xuất sắc của trường. Họ bất động nhìn dòng sinh viên qua lại như nhắc nhở, nhắn nhủ cả một thế thệ tiếp bước trên con đường sư phạm. Thời gian như hóa đá trên mỗi gương mặt ấy để làm bất tử nền học thuật Pháp, đầy trang nhã và thâm trầm.

“Đồi cao gió lộng, tung tà váy
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt say”
(Xuân Thủy)

Khi tôi thả bộ tại đồi Montmartre, hay dọc đại lộ Champs-Elysées đều gặp rất nhiều đôi tình nhân khoác tay bên nhau hạnh phúc. Paris đúng là thiên đường của tình yêu, làm sao không nảy sinh tình cảm tuyệt vời ấy trên mảnh đất hữu tình này. Với tôi, người viết về Paris hay nhất không phải một người Pháp mà là Erich Maria Remarque. Đứng lặng nhìn Khải hoàn môn mênh mang trong chút mưa lạnh đầu tháng tư, đại lộ Champs-Elysées dài bất tận của đêm hun hút, con tim tôi rung lên thổn thức khi nhớ đến câu nói của Jeanne Madou trong “Khải hoàn môn” của Remarque “Soso stata sempre con te” (Em bao giờ cũng chỉ bên anh). Tình yêu ở Paris là thế, đủ hết cung bậc dịu ngọt và đắng cay. Khi yêu nhau, hãy dẫn nhau đến Paris…

“Ta còn nghe, hòa lẫn với chuông ngân
Tiếng em cười, giòn giã
Giữa khí trời trong vắt một mùa xuân”
(Dân ca Pháp)


Nhà thờ Đức bà

Tôi dừng chân ở nhà thờ đức bà Paris. Chuông ngân dài từng tiếng vừa trong trẻo vừa khắc khoải như chính nhịp đập trái tim Paris. Công trình vừa cổ kính vừa tráng lệ theo kiến trúc gothique đã trở thành không gian bất tử cho kiệt tác cùng tên Notre-Dame de Paris của Hugo. Nhìn lên mỗi vòm kính màu của nhà thờ tưởng chừng như cả bầu trời ùa xuống mặt đất, mây trôi qua mỗi bức tượng, phù điêu, gió thênh thang rảo bước trên những hành lang , còn chúng ta đang phiêu du trong những thánh tích cổ xưa. Những tu sĩ, bà xơ đi lặng lẽ như thể họ thuộc về một thời gian khác, thế giới khác, để mặc cho du khách thả mình vào không gian tâm linh. Paris bình yên nhất là nơi đây.
“Ce n’est qu’un au revior”
(Chỉ là lời tạm biệt mà thôi)
Không hiểu sao Paris lại thân thuộc với trái tim tôi đến thế. Chuyến thăm Paris một tuần như hành trình “đi tìm không gian đã mất” của tâm hồn tôi, hành trình “đi tìm là sống, tìm thấy là chết”
Lại một tiếng chuông chùa ngân xa xa giữa lòng thủ đô dấu yêu….


Bài viết của Nguyễn Minh- Hồng Tuấn ST

1.5.09

Women, men, and cells

Giống 1/ Đều có thể ré lên bất thình lình 2/ Thuờng có tin nhắn giống nhau 3/ Có nhiều chức năng chẳng bao giờ sử dụng 4/ Dễ làm nguời ta choáng váng khi nhìn thấy hoá đơn 5/ Có rất nhiều phụ tùng chả bao giờ dùng tới 6/ Bấm vào là gào lên 7/ Ngưng hoạt động khi không được đóng tiền 8/ Thuờng là nguyên nhân gây ra tai nạn khi ở trên xe hơi Khác 1/ Máy càng mới càng bé, vợ càng cũ càng to 2/ Máy có thể tự chụp hình, vợ thì không. 3/ Ta có thể tắt điện thoại, nhưng không thể bắt vợ im tiếng Giống nhau giữa Chồng và điện thoại di động1/ Càng cũ càng phải charge lâu 2/ Thời gian charge lâu hơn là quảng cáo 3/ Có khả năng hay hết pin lúc đang xử dụng 4/ Hay nổ bất thình lình 5/ Càng cũ thời gian làm việc càng ngắn Khác nhau về cách sử dụng ĐT 1/ Máy của vợ để kiểm tra ta đang ở đâu, làm gì. Máy của ta im lặng khi bị vợ gọi (hehe) 2/ Máy của vợ dùng chuông reo, máy của ta để rung 3/ Máy ta mở khi máy vợ tắt 4/ Máy của vợ luu trữ những số cần nhớ, máy của ta những số cần nhớ không nên lưu, ta học thuộc lòng 5/ Khi chuông điện thoại reo, vợ nhìn màn hình, còn ta nhìn xem vợ đang ở đâu 6/ Khi mất máy, vợ báo ngay cho tổng đài, còn ta báo động ngay cho mấy nguời “bạn” 7/ Vợ gọi ĐT để nói, ta gọi ĐT để nghe 8/ Vợ nói to khi có chuyện quan trọng, ta thì càng quan trọng càng nói nhỏ.


Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người đàn ông hầu hết gắnbó với chữ "ăn".Khi còn bé thì "ăn học", lớn thêm chút nữa thì "ăn chơi", lúc có bạngái thì chăm chăm tìm cách "ăn thịt".Ăn thịt xong thì phải "ăn hỏi" rồi "ăn cưới", cưới về phải tiến hành "ăn nằm".Khi vợ đến kỳ nguyệt san đành phải "ăn chay" hoặc "ăn vụng", sau khivợ sinh em bé thì phải "ăn kiêng", về già rụng răng phải "ăn cháo", xathêm tí nữa thì theo các cụ mà "ăn xôi"…

Giống và khác nhau giữa Vợ và điện thoại di động

Giống

1/ Đều có thể ré lên bất thình lình
2/ Thuờng có tin nhắn giống nhau
3/ Có nhiều chức năng chẳng bao giờ sử dụng
4/ Dễ làm nguời ta choáng váng khi nhìn thấy hoá đơn
5/ Có rất nhiều phụ tùng chả bao giờ dùng tới
6/ Bấm vào là gào lên
7/ Ngưng hoạt động khi không được đóng tiền
8/ Thuờng là nguyên nhân gây ra tai nạn khi ở trên xe hơi

Khác

1/ Máy càng mới càng bé, vợ càng cũ càng to
2/ Máy có thể tự chụp hình, vợ thì không.
3/ Ta có thể tắt điện thoại, nhưng không thể bắt vợ im tiếng


Giống nhau giữa Chồng và điện thoại di động

1/ Càng cũ càng phải charge lâu
2/ Thời gian charge lâu hơn là quảng cáo
3/ Có khả năng hay hết pin lúc đang xử dụng
4/ Hay nổ bất thình lình
5/ Càng cũ thời gian làm việc càng ngắn

Khác nhau về cách sử dụng ĐT

1/ Máy của vợ để kiểm tra ta đang ở đâu, làm gì. Máy của ta im lặng khi bị vợ gọi
2/ Máy của vợ dùng chuông reo, máy của ta để rung
3/ Máy ta mở khi máy vợ tắt
4/ Máy của vợ luu trữ những số cần nhớ, máy của ta những số cần nhớ không nên lưu, ta học thuộc lòng
5/ Khi chuông điện thoại reo, vợ nhìn màn hình, còn ta nhìn xem vợ đang ở đâu
6/ Khi mất máy, vợ báo ngay cho tổng đài, còn ta báo động ngay cho mấy nguời “bạn”
7/ Vợ gọi ĐT để nói, ta gọi ĐT để nghe
8/ Vợ nói to khi có chuyện quan trọng, ta thì càng quan trọng càng nói nhỏ.


Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người đàn ông hầu hết gắn bó với chữ "ăn". Khi còn bé thì "ăn học", lớn thêm chút nữa thì "ăn chơi", lúc có bạn gái thì chăm chăm tìm cách "ăn thịt". Ăn thịt xong thì phải "ăn hỏi" rồi "ăn cưới", cưới về phải tiến hành "ăn nằm". Khi vợ đến kỳ nguyệt san đành phải "ăn chay" hoặc "ăn vụng", sau khi vợ sinh em bé thì phải "ăn kiêng", về già rụng răng phải "ăn cháo", xa thêm tí nữa thì theo các cụ mà "ăn xôi"