28.2.09

TRỊNH HỘI: Chuyến đi vượt biển, Thái Lan và Cha Tôi

"Thái Lan và Cha Tôi và Chùa Phật và Chuyến Ði Vượt Biển và Quá Khứ và Hiện Tại"

Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là 'The Boat' (Chiếc Thuyền), một quyển sách đang được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học cao quý ở Anh, ở Úc và ở Mỹ trong năm vừa qua. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: 'Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice' (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh). Ðây là một chương sách khá hiếm được tác giả viết rất chân thành và sâu lắng về sự xung đột mãnh liệt giữa anh và cha anh, một người lính trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những...đọc tiếp (Link to 360Yahoo- Dien Dan Mau Tam, USA)

HT st

Nice, biển xanh nước Pháp -Bài và ảnh: Trịnh Hảo Tâm

Nice (đọc [nis] chứ không phải [nais] như trong tiếng Anh có nghĩa là xinh đẹp) là thành phố nghỉ mát nằm ở cực Ðông Nam nước Pháp trong vùng bờ biển French Riviera (tiếng Pháp gọi là Côte d'Azur). Thời Trung Cổ Nice là một quốc gia có ngôn ngữ riêng, sau đó có lúc thuộc Ý, có lúc thuộc Pháp và ngày nay là trung tâm du lịch nổi tiếng Âu Châu.

Chúng tôi đến Nice vào một buổi chiều Xuân nắng vàng, gió mơn man làn tóc... hói. Sau khi dùng bữa tối ở nhà hàng Le Gustave 5 nằm sát bờ biển, chúng tôi được....đọc tiếp (Link to bao Nguoi Viet Online, Calif)

HT st

Ảnh Vui- HT sưu tầm


26.2.09

Nếu không muốn đi hết con đường...

Nếu không muốn đi hết con đường...
Thì nên dừng lại trước lúc kịp hoàng hôn
không ai bắt ta phải sống cuộc đời cho người khác
muôn triệu tình yêu có muôn triệu lần đích đến
làm ơn đi mà!
Khi ta khóc không cần ai lau nước mắt cho ta?
khi ta cười không cần ai chia sẻ?
cần một quãng đời tự do hơn là cần một hơi ấm mặc cả
hãy thử cắn chặt môi...
Giữa mùa đông đôi khi một cơn bão tuyết còn quí hơn một đốm lửa trong tim người
Giữa nỗi đau biết đâu lại tìm ra một sự bình yên khác
Giữa đêm đen cũng phải đến lúc tự ta làm ra ánh sáng
Giữa những ngày qua phố đôi khi cần một lần lạc bước
đi khỏi cuộc đời của mình...
Nếu không muốn đi hết con đường...
thì nên dừng lại, rồi bước đi một con đường khác bằng niềm tin
đừng bắt ta phải sống cho hạnh phúc của người khác
(khi hạnh phúc của ta chỉ là bề ngoài của những giọt nước mắt cay đắng
như một hạt mưa giữa trời nắng gắt...)
làm ơn đi mà!...
Làm ơn đi...
vẫn luôn có một người giang tay ôm chiếc bóng của ta
chờ tìm thấy một người trong đời thật
vẫn luôn có một người đau khi thấy ta hạnh phúc
mà vẫn tự đấm vào ngực mình khi biết ta đơn độc
nghiệt ngã đến tận cùng...
Không ai muốn mình sống mà chỉ được đứng bên cạnh đời người mình yêu thương
cũng chẳng ai muốn đày đọa mình trong mất mát
nhưng tình yêu nào cũng có cái giá xứng đáng...
sao không thử một lần đặt cược với trái tim?
Làm ơn đi mà...
vẫn luôn có một người chờ ta cùng thắp sáng trời đêm!

24.2.09

Chuyen la do day do QT luom lat


Nhà thờ ngoạn mục
Đây là một trong những nhà thờ xưa nhất ở Pháp. Nhưng không phải tuổi tác làm cho nó nổi tiếng mà là vị trí xây cất. Nhà thờ nằm trên đỉnh một mỏm đá cao 85 mét vốn là chóp của một núi lửa cũ. Người đi lễ phải leo lên 268 bậc thang. Nhà thờ Saint Michel Chapel này được xây năm 962 ở vùng Le Puy en Velay, một thành phố nhỏ rất đẹp của Pháp nổi tiếng với nhà thờ Notre Dame.



Quốc gia nhỏ nhất
Nhiều người không nghĩ rằng Vatican là một quốc gia. Thực sự, đó là quốc gia có chủ quyền và được công nhận trên thế giới mặc dù nó nằm lọt thỏm trong lòng thành phố Rome của nước Ý và theo một thể chế chính trị không giống với bất cứ quốc gia nào khác. Vatican được Giáo Hoàng điều hành, với diện tích toàn quốc là 108,7 acres hay đúng hơn, nó chưa được 0,5 kilomet vuông. Vì vậy nó được công nhận là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới. Nó cũng phát hành passport cho công dân, có hệ thống tiền tệ riêng (đồng Vatican Euro) như bất cứ quốc gia độc lập nào khác. Dân số của Vatacan ít khi vượt quá 1.000 người. Không có quân đội, nhưng Vatican có nhân viên an ninh là người Thụy Sĩ.

22.2.09

AN GIANG - LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ


Thờ: Bà chúa xứThời gian: Từ ngày 23 đến 27 tháng 4Địa điểm: Núi Sam, làng Vĩnh Tế, huyện Châu PhúĐặc điểm: Từ lễ cầu mùa nông nghiệp thành lễ Vía Bà (nữ thần); Hành hương vãn cảnh núi Sam
Núi Sam nằm cách thị xã Châu Đốc 5 km, là một ngọn núi cao 237 m, chu vi 5.200 m. Đây là ngọn núi tiền đồn của dãy Thất Sơn, nét khởi đầu bức tranh sơn thuỷ nổi tiếng của tỉnh An Giang. Ngày hè, giữa một vùng đồng bãi bao la, núi Sam hiện ra như một hòn ngọc bích giữa nền mây nhạt màu trứng sáo, như một đoá hoa tươi thắm vươn lên giữa màu xanh cây cối của xóm làng bình dị. Nơi đây có cả một quần thể di tích lịch sử - văn hoá với chùa cổ Tây An, miếu bà Chúa Xứ, Chùa Hang, Pháo Đài, đồi Bạch Vân, đồi Cá Chẹt, vườn Tao Ngộ, miếu Sơn Thần, đặc biệt là lăng Thoại Ngọc Hầu uy nghi, đẹp đẽ.

Từ lâu, những danh lam thắng cảnh của núi Sam đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của thị xã ba sông: Châu Đốc. Không đến núi Sam là coi như chưa đến An Giang. Đến với thị xã Châu Đốc, hay nói đúng hơn, đến với núi Sam, du khách có dịp chứng kiến bức tranh tuyệt vời của một phần đất Tổ quốc phía Nam sát biên giới Campuchia, có sông, có núi, có đền đài cổ kính, có đồng bằng bát ngát...
Khách hành hương có thể đến núi Sam bằng đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, và từ đó rẽ vào 7 km; hoặc theo đường thủy bằng bằng đò máy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống (mất một ngày một đêm) đến bến đò Châu Giang, rồi theo đường bộ 7km đến tận chân núi. Còn một con đường khác từ Tịnh Biên đi lên, theo ngã Nhà Bàng. Con đường này dẫn đến sát biên giới Campuchia.
Mỗi năm, số người về đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của một vùng non nước hữu tình có thể kể đến con số hàng triệu lượt, nhưng tập trung đông nhất vẫn là vào dịp Vía Bà, từ 23 đến 27 tháng 4 âm lịch, mà ngày “ Chánh Vía ” là 25 tháng 4.
Lễ Vía Bà hằng năm không chỉ thu hút khách trong Đồng bằng sông Cửu Long, mà cả các tỉnh miền Đông, Sài Gòn, thậm chí cả nhiều tỉnh miền Trung từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, cho đến cả Hải Phòng, Hà Nội từ sau ngày giải phóng cũng có nhiều người đến chiêm bái
Trong những ngày vào hội, từ thị xã Châu Đốc đến núi Sam là cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Xe đạp, xe máy, xe ô tô con, xe buýt, xe lam... nối đuôi nhau đỗ dài suốt chặng đường 7km. Đó là chưa kể khách đi bằng đường thủy từ phía Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ lên hoặc từ Kiên Giang đến.... Có nhiều người đến đây để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên, đồng thời để tham dự một lễ hội dân gian phong phú, quyến rũ; nhưng một số người khác cũng không ít lại đến với lễ Vía Bà để cầu tài, cầu lộc, mong nhận được một sự phù hộ linh thiêng, giúp cho họ buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hơn.....
Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ, cũng như việc miếu bà được xây dựng từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ. Theo lời các cụ già kể lại, thì miếu Bà được xây dựng đầu tiên bằng cây lá vào khoảng những năm 1820 – 1852. Còn về lai lịch của bà thì có nhiều truyền thuyết khác nhau:
Có truyền thuyết lể rằng: Một hôm có một người vào núi đốn củi, tình cờ phát hiện tượng bà nằm ở giữa rừng, bèn về báo cho dân làng. Sau đó dân làng đã cùng nhau đưa tượng về lập miếu thờ.
1. Một truyền thuyết khác kể rằng có một vị thần linh tự xưng là Bà Chúa Xứ Châu Đốc đã báo mộng cho dân làng: “Hãy chọn 9 cô gái đồng trinh lên đỉnh núi Sam, đưa tượng ta về lập miếu thờ, ta sẽ phù hộ cho dân sống an lành và làm ăn phát đạt.” Sau đó, 9 cô gái được chọn cử lên đỉnh núi tìm tượng đá, và quả nhiên họ đã gặp một tượng đá trong tư thế ngồi mắt nhìn thẳng về phía trước, bèn khiêng về, cọ rửa sạch sẽ và lập miếu thờ. Từ đó, hằng năm dân làng lấy ngày tượng bà được “an vị” tại miếu làm ngày lễ Vía Bà.
2. Một truyền thuyết khác nữa gắn với chiến công của Thoại Ngọc Hầu và việc trùng tu ngôi miếu làm ngày lễ Vía Bà. Dưới triều Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu giữ trọng trách trấn giữ biên giới Tây Nam, giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu. Mỗi lần ông xuất quân, vợ ông thường đến miếu khấn vái, cầu bà phù hộ cho Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân. Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm. Vợ Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong ba ngày 24, 25, 26 tháng 4 âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân chúng lấy những ngày trên làm lễ Vía Bà. Nếu chi tiết này có thật, thì đây cũng là một thông tin cho biết thêm rằng miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ thời Minh Mạng.
Lại có truyền thuyết gắn lễ Vía Bà với tập quán sản xuất nông nghiệp ở địa phương, cho rằng tháng tư là thời vụ bà con xuống giống làm mùa. Họ làm lễ cầu Bà, hy vọng mùa sẽ được bội thu. Nhân dịp này, dân chúng tổ chức những cuộc vui chơi, rồi lâu dần thành lệ. Từ một hội làng vĩnh tế mang đặc điểm lễ cầu mùa trong nông nghiệp đã dần dần biến thành lễ Vía Bà, thu hút đông đảo khách thập phương từ các nơi ngày càng đông.
Còn có nhiều câu chuyện hoang đường khác được thêu dệt với nhiều tình tiết ly kỳ, huyền bí, đề cao sự linh thiêng của pho tượng, nhằm moi tiền những người nhẹ dạ, cả tin vào việc bói toán, đồng bóng. Thịnh hành nhất là thời gian trước 1975. Tuy vậy, hậu quả này cho đến nay vẫn chưa được loại trừ, mà đang có nguy cơ sống lại trong cơ chế thị trường.
Về nguồn gốc tượng, cho đến nay vẫn chưa xác định rõ xuất xứ cũng như niên đại. Tượng được tạc tại chỗ, hay từ nơi nào đưa đến? Vào thời kỳ nào? và được vận chuyển đến núi Sam như thế nào? Cần lưu ý thêm một điều nữa là tượng được tạc bằng loại đá tốt, màu xanh (không giống loại đá ở vùng núi Sam) có hình dạng Nam thần. Cánh tay bên phải bị gãy mất và được phục chế lại bằng một loại đá khác. Căn cứ vào đường nét, phong cách thể hiện, một số nhà khảo cổ học cho rằng tượng thuộc nghệ thuật trung cổ Ấn Độ.
Lễ Vía Bà khai diễn từ ngày 23 tháng 4 và kéo dài đến hết ngày 27 tháng 4 âm lịch, sau khi đã làm lễ hồi sắc về lăng Thoại Ngọc Hầu.
Lễ Mộc dục (lễ tắm bà) được cử hành vào lúc 0 giờ rạng sáng ngày 24. Đây là lễ có đông người dự nhất, là đêm rộn rịp nhất. Khi trời vừa tối, khách từ các nơi đổ dồn về miếu Bà – nơi hành lễ - đường sá, sân trong, sân ngoài đều đông nghẹt người, việc di chuyển tới lui phải nhích từng bước một.
Mở đầu buổi lễ, hai ngọn nến to ở trước tượng Bà được tháp sáng lên, ông chánh bái trong bộ khăn đóng, áo dài, bước đến nơi chánh điện cùng các vị bô lão trong làng đốt hương, dâng rượu, dâng trà. Một bức màn vải có viền ren, thêu hoa sặc sỡ được kéo ngang qua bệ thờ che khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm bốn, năm phụ nữ được chọn sẵn, bước vào phía trong màn, chuẩn bị để “tắm Bà”. Họ lần lượt cởi mão, áo, đai, rồi lấy những chiếc khăn nhỏ nhúng vào chậu nước thơm ngâm hoa lài, quế có pha thêm nước hoa để lau tượng bà. Mấy người phụ nữ khác, cầm những cành huệ trắng trên tay, miệng luôn luôn niệm khấn. Sau đó, người ta dùng loại nước hoa đắt tiền xịt lên tượng. Xong rồi, họ chọn bộ đồ mới, đẹp nhất mặc cho bà, thắt đai, chít khăn, đội mão, gắn lại những ngọn màu trang trí như cũ.
Thường thì lễ tắm kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, sau đó bức màn ngăn được kéo lên để cho khách đến chiêm bái, dâng hương, cầu lộc. Lộc bà ngày nay có thể là một bông hoa, một trái cây đã dâng cúng trên bệ, chứ không còn cảnh trước đây người ta chen lấn nhau để mong dành được ít nước “ tắm tượng” đục ngầu trong chậu mà họ coi như một thứ “nước thánh” có thể trị được bách bệnh, hay giật được mảnh vải nhỏ được xé ra từ khăn, áo cũ của bà, và cuồng tín xem đó như một thứ bùa hộ mệnh hoặc có thể trừ được tà ma.
Tiếp theo là lễ Túc Yết và cũng là chính lễ, được tổ chức vào nửa đêm 25 rạng ngày 26. Từ khoảng 16 giờ chiều ngày 25, để chuẩn bị cho buổi lễ, một đoàn người gồm có ban quản trị và một số cụ già, quần áo chỉnh tề xuất phát từ miếu Bà sang lăng Thoại Ngoc Hầu để thỉnh sắc đưa về miếu. Sắc ở đây là sắc vua phong cho Thoại Ngọc Hầu về công tích to lớn của ông khi làm trấn thủ Vĩnh Thanh (điều này được ghi rõ trong bia dựng nơi Thoại Sơn) chứ không phải là “sắc phong cho bà ” như có sách đã nhầm lẫn.
Nói cho đúng, đây là lễ rước bài vị (chứ không phải là rước sắc, vì sắc phong này không còn nữa ) của cụ Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế (vợ chính), bà Trương Thị Miệt (vợ thứ) và một số vị “hội đồng ”(chỉ chung các quan quân từng theo phục dịch quan Trấn Thủ lúc còn sinh thời). Các bài vị này được thờ chung tại lăng Thoại Ngọc Hầu. Vì sao có thể thêm việc “rước sắc” cũng như “hồi sắc”? Vấn đề này tưởng cũng cần được nghiên cứu kỹ càng hơn.
Dẫn đầu đoàn rước sắc, có đội múa lân, các học trò lễ tay cầm cờ, phướn đi hầu hai bên chiếc kiệu Long Đình sơn son thiếp vàng do bốn người khiêng. Khi đến lăng, ông chánh bái làm lễ niệm hương, rồi thỉnh sắc, đưa lên kiệu trở về miếu Bà.
Lễ Túc Yết gồm hai phần: nghi thức cúng tế và phần xây chầu. Lễ vật dâng cúng tế và phần xây chầu. Lễ vật dâng cúng gồm: một con heo trắng (đã mổ xong, cạo lông sạch sẽ để sống), một đĩa huyết heo có kèm theo một nhúm lông nhỏ, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo, muối. Sau ba hồi chiêng trống, nhạc lễ trỗi lên là lễ dâng hương, dâng trà. Đội học trò lễ mặc áo thụng, mang giày cao cổ, đội mão giống các quan văn ngày xưa và bốn cô đào hóa trang, tay cầm quạt đi thành hai hàng hai bên. Lễ kết thúc bằng động tác đốt văn tế và giấy vàng bạc của ông chánh bái.
Tiếp theo phần nghi thức cúng tế là lễ xây chầu được tiến hành ở nơi nhà võ ca. Sau phần cầu nguyện mong cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui...vị chánh bái đặt tô nước cành dương trở lại bàn thờ, rồi quay sang kính cẩn nâng dùi trống lên, xá ba xá, bước về phía trống chầu đã được đặt sẵn trên sân khấu, đánh ba hồi và xướng to: “ca công tiếp giá!” Chiêng trống lập tức rộ lên, và chương trình hát bộ bắt đầu. Điều đáng lưu ý, bất cứ đoàn nào được mời đến, dù diễn một hay nhiều đêm, đều giữ tập quán “hát thêm một xuất cúng bà” không tính thù lao.
Buổi chiều vào khoảng 16 giờ, ban quan trị lại tề tựu đông đủ để làm lễ Hồi sắc, tức là lễ đưa các bài vị ở lăng Thoại Ngọc Hầu về vị trí thờ cúng cũ. Đến đây coi như lễ Vía Bà kết thúc.
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam cũng là dịp để nam nữ thanh niên từ nhiều nơi đổ về vui chơi, trình diễn thời trang mới nhất, đẹp nhất, để những người giàu có, những kẻ gặp vận may thi nhau “ném tiền qua cửa sổ”, những người sùng tín đến cầu lộc, cầu tài, mong được sự phù hộ linh thiêng của Bà. Nói chung, đa số khách đến đây là người giàu có. Dường như trong các hoạt động dịch vụ nơi đây vào dịp này không có chuyện kêu ca đắt rẻ. Hàng trăm cửa hàng, quán ăn, phòng ngủ mọc lên san sát hai bên đường trên tuyến dài mấy kilômét.
Nhiều trò chơi, trò vui, kể cả ảo thuật, xiếc, mô tô bay... được tổ chức. Và những người buôn bán, làm dịch vụ đều thuộc lòng câu răn đe: “Đến đất Bà mà keo kiệt, trả giá là bà quở chết đó!”


B.Khanh st
NHỮNG PHÚT XAO LÒNG

Thuận Hữu


Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
(Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
Yêu một cô, giờ cô ấy đã có chồng.

Có thể vợ mình những phút mềm lòng
Nên giấu kín những suy tư không kể về giấc mộng
Người yêu cũ vợ mình có những điều mà chính mình không có được
Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn
Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
Nghĩ về cái đã qua nhiều khi nuối tiếc
Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn
Sau những lần nghĩ đến đâu đâu mình thương vợ mình hơn
Và cảm thấy như mình có lỗi
Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn

Mà có trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ

Đừng trách chi những phút xao lòng!

B.Khanh st



21.2.09

Định nghĩa vui về đàn ông





Hãy xem chị em định nghĩa về phần còn lại của thế giới trên Rom101 như thế nào. Dù cho các anh có là cái gì thì họ vẫn đóng một vai trò quan trọng và làm chúng ta hạnh phúc.

- Giống cà phê: nóng bóng, ấm áp và làm bạn mất ngủ cả đêm.

- Giống như các đoạn phim quảng cáo, chả tin được bất kỳ lời nào họ nói.



- Giống máy tính: rất khó hiểu và chẳng bao giờ đủ bộ nhớ.

- Như chiếc thùng giữ lạnh ấy, tống đầy bia vào đấy và bạn tha đi đâu cũng được.

- Như là mấy cái máy photocopy, bạn cần họ để sinh đẻ, nhưng chỉ thế mà thôi.

- Như lá số tử vi luôn nói những gì bạn nên làm nhưng chẳng bao giờ đúng.

- Như ngân phiếu chính phủ, mất quá lâu để thu về.

- Đàn ông chả khác gì mascara, chỉ một tý cảm xúc là nhòe nhoẹt.

- Giống như bãi đỗ xe, chỗ tốt thì đã có xe chiếm, chỉ còn lại những chỗ rất nhỏ và hẹp.

- Giống như phim “mát” thỏa mãn bạn nhưng chỉ chốc lát.

- Giống thời tiết không gì có thể thay đổi được trừ bản thân họ.

MH (st)

Hài Kịch » Căn Bệnh Trầm Kha (Hoài Linh, Vân Sơn, Yến Mai)
Chọn lựa

Có những năm tháng của chúng ta

rơi theo mùa lá trước hiên nhà

rơi không chạm đất

để những cuộc hồi sinh chưa bao giờ có thật

thì làm thế nào biết chúng ta trưởng thành hay mãi mãi trẻ con?

-

Thỉnh thoảng chúng ta đứng trong buổi chiều bình yên

giữa thành phố xa lạ

và tự hỏi giá như có thể

chọn lựa làm 1 chiếc lá vàng chạm đất

hay xanh tươi mãi trên đầu ngọn gió

chúng ta sẽ chọn lựa ra sao?

-

Có những mùa lá trước hiên nhà

theo năm tháng của chúng ta rơi về đâu

những chiếc lá vừa xanh non đã lìa cành

những chiếc lá sống đến úa vàng rồi rơi chạm đất

những chiếc lá vừa chớm niềm vui đã nhìn ra mất mát

những chiếc lá mà khổ đau song hành cùng hạnh phúc…

có ai biết?

-

Đôi khi chúng ta ngồi lại với bóng của mình

ngay giữa đám đông vội vã nhìn nuối tiếc

và tự hỏi giá như có thể

chọn lựa làm 1 chiếc lá giữa nắng mưa hay nép vào một góc nhỏ

chúng ta sẽ chọn lựa ra sao?

-

Có những mùa lá trước hiên nhà

theo năm tháng của chúng ta rơi thật mau

không kịp nhớ mình đã sống

những chiếc lá chưa bao giờ mọc ra

làm sao biết cảm giác chạm đất

những chiếc lá chưa bao giờ đi qua những ngày mưa

làm sao biết cảm giác của 1 tia nắng

những chiếc lá chưa bao giờ thật sự úa vàng

làm sao biết cảm giác của úa vàng (đã sống trọn 1 đời lá…) không hề là cay đắng…

làm sao biết cảm giác của tất cả những điều này?

-

Lúc nào đó chúng ta muốn rẽ ngang con đường đang bước đi

ngay khi hình dung về đích đến

và tự hỏi giá như có thể

chọn lựa làm 1 chiếc lá đúng nghĩa 1 chiếc lá hay 1 chiếc lá không có gì để nhớ

chúng ta sẽ chọn lựa ra sao?

-

Có những năm tháng của chúng ta rơi theo mùa lá trước hiên nhà

Nhìn- đẹp- biết- bao…

(còn chuyện chúng ta có chấp nhận trả giá để rơi chạm đất

có lẽ chỉ những chiếc lá mới biết….) !!!???


Thơ Nguyễn Phong Việt - B.Khanh st

20.2.09

HÔN LỄ Theo truyền thống DÂN TỘC

Việc kết hợp thành vợ chồng, quy luật luân lý của dân tộc Việt Nam muốn bắt buộc phải sống chung với nhau trọn đời. Hai bên cần phải hiểu biết lẫn nhau. Nhân đó cổ nhân đặt ra lễ nghi trang trọng để ràng buộc nhau về mặt tinh thần, ngoài những ràng buộc về giáo luật và pháp luật.

Ngày trước gồm có 6 lễ: (Sách xưa có câu : “Lục lễ bất bị, trinh nữ bất xuất”.

1/ Nạp thái(chạm ngõ, dạm hỏi): Ðến nhà gái ngõ ý muốn chọn một người con gái trong gia đình ấy.

Sau khi đôi trai gái gặp nhau có ý định đi đến việc hôn nhân, người mai mối hẹn ngày đưa cha mẹ nhà trai, chú rể và lễ vật (cau trầu) đến nhà gái xin đính ước. Từ đây đôi bên giữ tình giao hảo, trao đổi tin tức (tên tuổi, gia thế, sự nghiệp) chứ chưa có trách nhiệm hẳn về hôn nhân.

2/ Vấn danh: Nhà trai hỏi tên tuổi người con gái. Rõ ràng hơn là muốn biết thân thế và sự nghiệp của người con gái.

3/ Nạp cát: Xác nhận nhà trai đã ưng thuận về hôn nhân giữa đôi trai gái. Vì đã có những thuận lợi cần thiết và thích ứng ( quẻ tốt, hạp tuổi).

4/ Thỉnh kỳ: Xin nhà gái ấn định ngày làm lễ cưới. Ngày trước chú trọng đến ngày tốt xấu, hạp hay cấm kỵ, thường nhà trai cho ngày đã chọn,để nhà gái kiểm soát lại.

5/ Nạp tế: Ðưa sính lễ tới nhà gái.

Không rõ các cổ lễ ấy bắt đầu tứ bao giờ, nhưng qua thời gian lưu dụng, các lễ vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ, nạp tế được thu gọn làm một lễ gọi là “ăn hỏi”: Người mai mối đưa cha mẹ đàng trai, chú rể, mấy người họ hàng thân thuộc, với lễ vật (trầu rượu, bánh mứt, nhẫn hỏi, nữ trang) đến nhà gái, xin làm lễ cáo gia tiên. Từ hôm nay được tuyên bố ưng thuận hứa hôn giữa đôi trai gái với họ hàng và bạn bè. Kể từ nay hai nhà phải có nghĩa vụ: thăm viếng, quà biếu mỗi dịp lễ tiết. Và có trách nhiệm bảo vệ sự hứa hôn, một bên có lỗi với việc hôn phối, bên kia có quyền khiếu tố trước tòa, đòi bồi thường, ít nhất là phần danh dự.

6/ Thân nghinh (lễ cưới): Lễ đón dâu về nhà chồng.

a/ Xin dâu (xin giờ): Bà mẹ chồng (hay người đại diện) đem một khay trầu rượu vào nhà gái vài giờ trước buổi lễ để cáo gia tiên gọi là lễ xin dâu hay lễ trình giờ.

b/ Ðón dâu ( lễ cưới); Một người đàn ông vui vẻ, hoạt bát đứng đầu ngõ đón chào họ nhà trai.

Ðoàn họ trai gồm có: Một cụ già (tính tình hiền lành, vợ chồng song toàn, nhiều con cháu) đi trước, cầm một bó hương hay một đỉnh trầm, tục gọi là Tơ Hồng (nay thường thay bằng một bó hoa). Kế tiếp là đoàn dẫn lễ vật như hai lồng đèn, hai lọng che, mâm cau trầu, rượu, bánh mức, ngỗng lợn (cau lồng, rượu ché, heo đóng cũi, ngỗng mặc áo), một quả hộp trầu têm (trầu đã cắt ra điểm vôi vào gói lại, cau bổ ra 12 miếng) và một quả hộp nữ trang, nhẫn cưới (hai quả này phải nhờ người song toàn, hiền hậu dẫn lễ), một khay trầu rượu (chỉ năm miếng trầu) đi với chủ hôn, bất cứ một việc gì phải đưa khay trầu ra trước (nên nhớ thay cau trầu rượu mới mỗi lễ), một kiệu hoa (nay là xe hoa). . . Chú rể khăn áo chỉnh tề, cùng với các người trong họ đi đón dâu (số lượng được ấn định trước, thường được chọn vợ chồng song toàn,từng cặp chẵn). Sau khi mọi người vào vị trí (an tọa), đại diện nhà trai (chủ hôn hay ông mai) mở lời: mục đích buổi lễ, trình lễ vật, xin được khấu lễ gia tiên. Nhà gái: nhận lời, đệ nạp lễ vật lên án thờ, cáo gia tiên, mời đại diện nhà trai làm lễ, cho cô dâu chú rể làm lễ (kể cả nhà thờ tổ, họ nội họ ngoại của cô dâu). Việc mang nhẫn cưới và nữ trang, ngày trước được kiểm nhận kỹ càng và mang vào buồng riêng cho cô dâu, ngày nay thường được thực hiện ngay tại sảnh đường. Xin cho cô dâu chú rể lễ mừng tuổi ông bà cha mẹ vợ (ngày trước phải lạy sát đất, thời vua Bảo Ðại cho phép vái 3 vái với người sống, có gia đình cho miễn lễ). Tiếp theo cô dâu chú rể được đưa đi chào mừng bà con họ hàng đang dự lễ. Gặp mỗi người đều nhận được lời chúc phúc, khuyên bảo, và quà tặng. Sau đó nhà gái mời hai họ nhập tiệc.

c/ Ðưa dâu: Khi xong tiệc, đến giờ rước dâu, đại diện nhà trai (trầu rượu) trình bày với nhà gái xin đón dâu.

Ðoàn đưa dâu, họ gái gồm có: Một cụ già cầm bó hương hay đỉnh trầm (nay là bó hoa) đi trước, kế tiếp là bà con họ hàng nhà gái dẩn cô dâu, theo cô dâu là phụ dâu, ngày xưa có một cô theo giúp đỡ mang vật dụng áo quần. Thông thường cha mẹ vợ không đi đưa dâu.Khi đến nhà trai, ngay ngõ đã có người bưng khay trầu mời khách nhà gái. Bà mẹ chồng đón dâu tại cửa đưa vào nhà, cô dâu được đưa về phòng nghỉ mệt trong chốc lát trở ra lần lược làm lễ: Lạy gia tiên, nhà thờ bên cha mẹ chồng, làm lễ Tơ Hồng (đặt bàn trở mặt ra ngay trước sân, với bài văn tế như sau “Việt nam , năm . . . tháng . . . ngày . . . Chủ hôn . . . cưới vợ cho con trai (trưởng) tên . . . , lấy (thứ) nữ của . . . , tên là . . . làm vợ. Nay nhân chọn được giờ tốt, kính dùng hương hoa, tửu quả, thứ phẩm chi nghi, kính dâng lên: Chưởng quản việc hôn phối ở nhân gian, Nguyệt Lão Thiên Tiên. Kính thưa: Ðạo vợ nghĩa chồng, Muôn phúc ở trong, Nay gặp ngày tốt, Xin tạc chữ Ðồng, Chuốc chén rượu trong, Kính dâng lễ bạc, Nguyệt Lão ngửa trông, Dám xin Ngọc Giá, Soi thấu tấm lòng, Trúc mai sum họp, Vợ vợ chồng chồng, Trăm năm đôi lứa, Dòng dõi ngày đông. Cẩn cáo”. Mừng tuổi ông bà cha mẹ chồng, chào mừng họ hàng ( như bên nhà gái). Sau hết nhà trai mời hai họ nhập tiệc. Khách mời đi họ không được bỏ ngang về trước, vì như thế không hên cho đám cưới.

Hợp cẩn: tối hôm cưới, khi nhập phòng , người chồng lấy khay trầu tế Tơ Hồng trao cho vợ một miếng, mình một miếng; rót một ly rượu uống chung mỗi người một nửa, gọi là lễ hợp cẩn

Nhị hỷ, Tứ hỷ: Cưới được hai ngày, vợ chồng đem nhau về thăm bên nhà vợ gọi là nhị hỷ, nếu đường xa có thể cách bốn ngày gọi là tứ hỷ.

Lệ nộp cheo: Khi đám cưới, bên họ nhà trai phải nộp tiền cheo cho bên họ nhà gái. Có nhiều loại cheo (làng, họ, xóm, giáp) tùy theo khoán ước của địa phương. Mục đích là giới thiệu với địa phương cô gái lấy chồng. Ngày xưa việc nộp cheo là một sự bắt buộc, mặc dầu số tiền chỉ là tượng trưng thôi. Ngoài ra còn nhiều tục lệ đặc biệt được áp dụng tùy địa phương (có tính cách di đoan, cổ hủ).

Hiện nay lưu hành 3 lễ chính: Dạm hỏi, lễ hỏi, Lễ cưới. Tùy theo địa phương, mức độ sinh hoạt xã hội, tài chánh . . . mà áp dụng, bày biện lễ cưới cho hài hòa vui vẽ, giữ gìn bản sắc dân tộc.

HT sưu tầm

11.2.09

Co^ Tuye^n`



4.2.09

Mot vai hinh anh ve buoi hop mat cua 12A2 trong dip Tet











3.2.09

NhaTrang beautiful scenery

Những người đẹp LongXuyen bên bờ biển Nha Trang





hop mat lop mung`5



o^ng ngoai Phu'Tho van hien lanh` nhu ngay` nao`!

2.2.09

Cơm và Phở

Trong một số báo gần đây, gã đã phân tích lời các cụ ta ngày xưa đã bảo :
- Ông ăn chả, bà ăn nem..
Ðại khái có nghĩa là :
- Nếu ông có bồ nhí, thì bà cũng phải có kép nhỏ.

Nói như vậy, thì hơi bị oan cho quí bà quí cô một tí, bởi vì người phụ nữ thường sống bằng cả trái tim của mình và tình yêu đối với họ bao giờ cũng chiếm địa vị số một. Do đó, họ thường chung thủy và ít khi đi hoang trong tình yêu. Còn đờn ông con giai thì khác. Tục ngữ cũng đã bảo:

Ðờn ông những tám lá gan.
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.

Vì thế, chuyện ăn nem của các ông chồng xem chừng có vẻ chẳng đặng đừng, ai mà muốn thế, chẳng qua là bị ép uổng Giời bắt thế. Thực vậy, khung cửa đầu tiên để cho tình yêu đi vào người đờn ông thường là con mắt. Người đờn ông dễ bị hớp hồn bởi vẻ đẹp bên ngoài. Chẳng thế mà "ranh ngôn thời nay" đã bảo :
- Lập gia đình giống như đi ăn nhà hàng với bạn bè. Bạn gọi món bạn muốn, nhưng khi nhìn thấy những gì người khác gọi, bạn lại ước chi mình đã gọi giống như vậy.
Câu ranh ngôn này thực đúng với kinh nghiệm, với qui luật của muôn đời:
- Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.

Trong những năm gần đây, báo chí tại Việt Nam không còn dùng cái phạm trù "chả và nem" nữa, bởi vì nó đã xưa rồi Diễm ơi, nhưng lại thích dùng cái phạm trù "cơm và phở". Cơm ám chỉ bà xã, còn phở ám chỉ bồ nhí.

Gã xin ghi lại nơi đây những lời phát biểu thật hăng tiết vịt trong cuộc đấu láo vung vít tại một câu lạc bộ "bồ nhí". Mấy ông to gan lại bạo phổi, muốn thiết lập phòng nhì, đã vuốt chòm râu dê của mình mà xuất khẩu thành thơ. Ông thì ngâm nga :

Vợ là địch,
Bồ bịch mới là ta.
Khi chiến sự xảy ra,
Ta buộc về với địch,
Nằm trong lòng địch,
Rục rịch ta nhớ ta.

Có ông lại cười khà khà mà ví ví von von :

Sáng đèo cơm đi ăn phở.
Trưa hăm hở rước phở đi ăn cơm.
Chiều cơm về nhà cơm, phở về nhà phở.
Tối nằm với cơm, nghe thơm thơm mùi phở.

Nói thế thì nói, nhưng vẫn phải luôn luôn đề cao cảnh giác:
Vợ là…"cơm nguội" của ta,
Nhưng là…"phở tái" của cha láng giềng !!!

Hôm nay, gã xin dựa vào một tài liệu bất ngờ chộp được ở đâu đó để phân tích về những cái lợi và những cái hại của cơm và của phở.

1. Nhận định thứ nhất, đó là cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích.

Thực vậy, thiên hạ thường bảo:
- Con người ăn để mà sống, chứ không sống để mà ăn.

Như một chiếc máy, muốn chạy tốt thì cần phải nạp đủ nhiên liệu, con người cũng vậy, chính khi ta ăn là lúc ta nạp nhiên liệu vào cho cơ thể, nhờ đó cơ thể mới có thể lao động. Như thế, ăn trở thành một sinh hoạt chính yếu nơi con người. Ta phải vất vả, bới đất nhặt cỏ, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới tìm được chén cơm manh áo cho bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng: sống để mà ăn, thì chuyện đời lại mang một ý nghĩa khác. Lúc bấy giờ, người ta sẽ ăn cho khoái khẩu. Thánh Phaolô cũng đã than rằng:
- Họ lấy cái bụng của mình làm Chúa.

Bình thường, nếu đói thì phải ăn, bẵng không, tay chân sẽ bủn rủn, thậm chí con ruồi đậu vào mép cũng chẳng buồn xua. Lúc ấy, bỗng cảm thấy mình là "người Việt mắt Hoa" chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, hay lại cảm thấy như có cả một sư đoàn kiến đang lổm ngổm bò trong bụng.

Ðối với người Việt Nam , thực phẩm được nhồi nhét vào cái bao tử rỗng tuếch lúc bấy giờ thường là cơm. Chín hột gạo mới được một hột cơm:

- Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

(híc, Chính xác. Lỡ dại nếm có 1 miếng dẻo thơm, bây giờ cay đắng khôn nguôi)

Tóm lại, cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích. Cũng vậy, khi hứng tình nổi lên, nhất là trong túi lại rủng rỉnh có một nắm tiền, anh chồng chán cơm bèn đi tìm…phở ở khách sạn, quán bia ôm hay cà phê đèn mờ để xơi cho đã thèm.

2. Nhận định thứ hai, cơm - đơn giản, phở - đa dạng.

Thực vậy, chỉ việc vo gạo và cho vào nồi, rồi đổ nước và đun lên, thế là xong ngay một nồi cơm. Ðơn giản chỉ có vậy. Hơn thế nữa, ngày nào ta cũng xơi cơm, ít là hai lần, thành thử cơm trở thành một thứ thực phẩm quá quen thuộc. Thậm chí, đôi lúc vì quá quen thuộc mà hóa ra nhàm chán.

Trong lúc nhàm chán, "ngấy đến tận cần cổ", thấy cơm mà nuốt chẳng vô, đi qua một tiệm phở, chỉ cần ngửi thấy cái hương vị thơm tho bốc lên từ thùng nước lèo, là nước miếng đã đầy tràn cả miệng. Phở thật tuyệt vời và đa dạng.

Trước hết, phở đa dạng về chủng loại. Ở miền Nam gã thấy có phở gà, phở bò. Riêng về phở bò, thì có phở tái và phở chín. Nhưng ở miền Bắc, có lần đi chơi vịnh Hạ Long, bất ngờ ghé vô một quán bên đường để ăn sáng, gã còn thấy có cả phở vịt và phở ngan nữa. Có lẽ vì sợ bị lây nhiễm bệnh cúm gà, mà thiên hạ đã chế biến thành những thứ phở "tương cận" chăng ?

Trước năm 1975, tại Saigon có những tiệm phở thật nổi tiếng, đã từng…chui vào văn học sử, vì được ngòi bút của mấy ông văn thi sĩ đá động tới. Thậm chí báo Văn Học còn phát hành cả một số đặc biệt, để chỉ nói về phở mà thôi.

Ðiểm qua những tiệm nổi tiếng, gã thấy người ta ca tụng phở gà ở đường Hiền Vương, phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ, phở Quyền và phở 94 hình như ở đường Võ Tánh, Phú Nhuận…Tại những tiệm nổi tiếng này, người ta phải xếp hàng và chờ đợi tới phiên của mình, mới có được một tô phở nóng.

Tiếp đến, phở còn đa dạng về khẩu vị. Bước vào một tiệm phở, ta có thể gọi tái hay chín. Mà tái thì còn có thể là tái nạm gầu gân, rồi cộng thêm với nước béo.

Trước một tô phở nóng hổi như đang bốc khói, tùy sở thích ta có thể nêm tương đậu và tương ớt, vắt thêm một vài miếng chanh, rồi lại còn ngắt mấy cọng rau thơm mà bỏ vô. Ực. Quả thực là đậm đà khó quên. Chẳng thế mà phở đã trở thành một món ăn đặc sắc của người Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngòai nước. Ngay cả ông Clinton , tổng thống nước Mỹ, khi sang thăm Việt Nam , đã đi bát phố và cũng đã xơi tái một tô phở còn gì.

Hơn thế nữa phở lúc nào cũng nóng hổi. Hồi đó tới giờ, chỉ nghe nói có cơm nguội, chứ chưa nghe phở nguội bao giờ. Chính vì những lý do trên, phở thường thơm tho và hấp dẫn hơn cơm, ấy là gã chưa nói tới những trường hợp gặp sự cố, nồi cơm bị trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét… thật là chán mớ đời.

Cũng thế, bà xã suốt ngày ở với ta, sáng tối đụng đầu nhau theo kiểu:

Ði ra chỉ mình với ta,
Ði vào thì cũng chỉ ta mới mình.

Miết rồi hóa nhàm hóa chán. Ấy là gã chưa nói tới trường hợp có những bà vợ, một khi đã "đưa chàng về dinh" thì không còn lo lắng tới ngoại hình của mình nữa. Trước kia chải chuốt bao nhiêu, thì bây giờ lại lôi thôi lếch thếch bấy nhiêu. Mặt mũi thì lem luốc chẳng còn hình tượng người ta. Áo quần thì xốc xếch ống cao ống thấp.

Suốt ngày ta tắm ao ta,
Tắm hòai tắm mãi hóa ra đen sì.
Hỏi ra mới biết là vì
Ba năm nước vẫn kiên trì không thay.

Trong khi đó, bồ nhí thì lại đa dạng về cách thức ăn mặc và chiều chuộng, thành thử "cuốn hút" hơn, khiến ông chồng cứ chết mê chết mệt, chứ chẳng phải bùa mê thuốc lú nào cả.

3. Nhận định thứ ba, cơm ăn ở nhà, phở la cà ngòai quán,

Quán thường thì vui hơn ở nhà. Bầu không khí ở nhà thường tẻ nhạt, nhất là khi bà vợ mắc phải chứng bệnh…than. Ông chồng suốt ngày vất vả làm việc để kiếm tí tiền còm, như cánh chim tha mồi về tổ. Về tới tổ, chỉ muốn được nghỉ ngơi, được chiều chuộng cho bõ công lao động vất vã. Vừa thò đầu vào nhà là đã ướt đẫm những điệp khúc mùa mưa. Nào là thời buổi gạo châu củi quế, vật giá leo thang. Nào là con cái ngang bướng ngỗ nghịch. Nào là bệnh tật đau yếu…Thôi thì trăm thứ bà giằng.

Tẻ nhạt đã đành, mà nhiều khi còn trở nên căng thẳng và ngột ngạt. Chẳng hạn như khi bất đồng ý kiến với nhau về chuyện mua sắm hay về chuyện dạy bảo con cái. Như khi bà xã bị bể hụi, vay mượn tùm lum nên nợ nần cứ giáng xuống trên đôi vai gầy guộc. Ở quán người ta được tự do ăn to nói lớn, tự do cười đùa thỏa thích, nhất là khi gặp được mấy tên bạn chí cốt nữa, tha hồ mà "xả sú bắp", cộng thêm vào đó mấy cô chiêu đãi viên cứ lượn qua lượn lại trong bộ áo quần quá hòan cảnh thì cứ như là lạc chốn thiên thai.

Từ gắp mồi để bỏ vào miệng ta, nâng hộ cốc để đổ bia vào mồm ta, cho vay bờ vai tựa đầu, cho mượn đùi nguyên cặp để gếch chân, rồi lại còn khăn nóng khăn lạnh… các cô cứ sẳn sàng chìu chuộng tất tã. Thảo nào mấy ông cứ vắt óc ra một ngàn lẻ một lý do để dối gạt các bà, nào hội nào họp, nào chiêu đãi, nào tiếp khách đón sếp… tha hồ mà ghé quán.

Cho tới lúc này thì phở đang chiếm phần ưu thế, dầu vậy cuộc đời bao giờ cũng có những chữ "nhưng" chết tiệt của nó. Chính vì những chữ Nhưng "chết tiệt" này mà cơm dần dần lấy lại được vị trí cạnh tranh số một của mình.

4. Nhận định thứ tư, cơm thường được bảo quản kỹ và không phụ gia bảo quản nên nguy cơ gây ngộ độc thấp, còn phở thường không được bảo quản kỹ và đầy các chất phụ gia nên nguy cơ bị ngộ độc cao.

Thực vậy, cơm được nấu chín và để trên bếp, tới khi ăn mới bắc xuống, nên bữa ăn trong gia đình bao giờ cơm cũng nóng và canh cũng sốt, cho nên rất an toàn và bảo đảm cho sức khỏe. Trong khi đó phở thì....

Cách đây không lâu, báo chí tại Việt Nam đã phanh phui hầu hết những cơ sở làm bánh phở, tại Hà Nội và Saigon, vì muốn cho bánh phở được dẻo, dai và dòn, người ta đã dùng hàn the và thậm chí còn dùng cả "phoọc môn" ướp xác chít, mà cho vào bột gạo. Í ẹ. Tất cả đều là những chất độc hại cho cơ thể.

Thêm vào đó, thịt dư từ ngày hôm qua, bây giờ được tái phối trí bằng cách nấu lại cho thực khách xơi. Hay thịt được thái ra, để khơi khơi giữa trời và đất, mặc cho bụi bậm từ xe cộ và những người qua lại trên đường cuốn theo chiều gió mà bám vào. Rồi ngay trong tiệm phở, ngổn ngang trên sàn những giấy lau bát, chùi miệng, những cọng rau không còn lá và cả những đờm rãi người ta khạc nhổ mà tương xuống. Ặc Ặc.

Có lần gã quan sát thấy vì đông khách, nên ông đầu bếp mồ hôi mồ kê nhễ nhại vô tư rót vào thùng nước lèo cùng đống thịt thái sẵn. Sống trong gia đình với bà xã, ta không sợ bị lây nhiễm bệnh tật, mà hơn thế nữa, còn được o bế về sức khỏe một cách tận tình và chu đáo:

Dù không sinh đẻ ra ta,
Nhưng công nuôi dưỡng thật là lớn lao.
Khi ta đau ốm xanh xao,
Vợ lo chăm sóc hồng hào khỏe ngay.

Chẳng thế mà để chống lại với những chứng bệnh do tệ đoan xã hội gây nên, người ta đang hô hào trở về nếp sống chung thủy, một vợ một chồng. Chứ còn lang bang hết cô này tới cô kia, không sớm thì muộn cũng sẽ rơi vào tình trạng liệt kháng nặng nề và trầm trọng.

Ngày xưa người ta thường nói đến những chứng bệnh nguy hiểm như phong tình, hoa liễu, giang mai … Vi trùng "gồ nô" được phe chị em ta trao ban cho ta, để ta lại đem về tặng cho bà xã ta, gây nên hệ lụy đớn đau cho con cháu mai hậu.

Tuy nhiên, những chứng bệnh đã từng vang bóng một thời, đã từng làm mưa làm gió ấy, dường như đã chìm vào dĩ vãng, bởi vì hiện nay người ta đang ngán ngẩm trước cơn bệnh thế kỷ, cơn bệnh Sida vốn chưa có thuốc chữa.

5. Nhận định thứ năm, ăn cơm ăn bao nhiêu cũng được và lại đỡ tốn tiền. Còn khi ăn phở, ta chỉ được ăn theo một chế độ nào đó và luôn phải…xùy tiền ra. Ðúng thế, cuối tháng lĩnh lương, ta chỉ việc hân hoan đem về giao nộp cho bà xã, còn mọi sự lỉnh kỉnh khác như tính toán cộng trừ nhân chia…bà xã sẽ phải lo tất tật.

Lúc bấy giờ ta có thể vểnh chòm râu cá chốt lên mà phán:

Thế sự thăng trầm quân mặc vấn. Chuyện đời lên xuống anh hỏi làm giề.
Hay rít một điếu thuốc lào rồi "quắc mắt khinh đời cái bộ anh".

Ðến bữa, ta chỉ việc xơi, xơi bao nhiêu cũng được. Thậm chí xơi cho đến độ căng rốn cũng chẳng ai bảo sao. Có khi còn được khuyến mãi thêm vài chén. Trong khi đó, lỡ đèo bòng bồ nhí ta phải lo toan mọi sự từ A tới Z, từ nơi ăn chốn ở, những nhu cầu chính yếu của kiếp người cho tới cả những phụ tùng lỉnh kỉnh của đờn bà con gái.

Tất cả đều lệ thuộc vào cái vấn đề "đầu tiên". Nếu không có những thủ tục đầu tiên này, thì e rằng ta sẽ bị bồ nhí đá văng cái rụp. Và nếu ví ta yếu, thì đường ai người ấy đi, bởi vì tình nghĩa đôi ta chỉ có thế mà thôi. Nói cách khác, phở tốn tiền hơn cơm, nên ta chỉ có thể ăn phở khi ví ta đã căng phồng mà thôi.

Tóm lại, khi không có tiền ta vẫn có thể về nhà ăn cơm, chứ đừng dại dột vác cái bản mặt tới tiệm phở. Ăn phở thiếu? Làm gì có. Phở làm cho ta tốn tiền hao bạc đã đành, mà nhiều lúc phở còn làm cho ta thân bại danh liệt. Không thiếu gì những ông tai to mặt lớn, chỉ vì nghe theo những lời đường mật của bồ nhí, hay chỉ vì không đủ khả năng cung phụng cho những nhu cầu của bồ nhí, nên đã can đảm ăn hối lộ, anh dũng biển thủ công quĩ, để rồi bây giờ âm thầm nằm trong nhà đá bóc lịch, "vắt chân lên trán" mà ngẫm nghĩ chuyện đời.

6. Và sau cùng, nhận định thứ sáu đó là cơm thì ta phải ăn thường xuyên, còn phở thì không nhất thiết phải là như thế.

Như trên gã đã xác quyết: Cơm chính là thức ăn thường xuyên, mỗi ngày ta đều phải dùng tới hai ba lần ở nhà. Còn phở thì khác, xuân thu nhị kỳ ta mới đến tiệm. Thậm chí có người cả đời vẫn chưa biết mùi phở là như thế nào mà vẫn sống to sống khỏe.

Chứ nếu thử ăn phở dăm bữa liền, thế nào ta cũng cảm thấy xót ruột và nóng cả người, nóng âm ỉ từ trong lục phủ ngũ tạng, để rồi tìm về với cơm là món ăn truyền thống…

Chính vì thế, ta có thể kết luận một cách mạnh mẽ như sau : Dù phở hấp dẫn hơn cơm, nhưng chỉ có thể ăn cơm trừ phở, chứ chẳng thể nào sực phở thay cơm.

Sau những bước chân hoang, cặp kè với bồ nhí, thế nào cũng có lúc bản năng cơm thức giấc. Ấy là chưa nói tới tình huống ta bất đắc dĩ phải ở ngoài vòng phở phủ sóng vì hết tiền, vì ốm đau hay vì thân bại danh liệt… Không sớm thì muộn, những ông chồng bạc bẽo ấy cũng sẽ ca bản "Tung cánh chim tìm về tổ ấm...". Chả biết lúc bấy giờ bà xã có còn đủ khoan dung mà tha thứ cho hay không mà thôi.

Ý thức được những tình huống não nùng và bi đát do phở gây nên, không chi bằng bây giờ, hỡi những ông chồng "yêu vấu", ta hãy quyết tâm trở thành những ông xã….ngoan:

Chồng em không thích ăn quà,
Ði đâu cũng thích về nhà ăn cơm.
Con bò trọn kiếp nhai rơm,
Chồng em trọn kiếp "nhai" cơm…ở nhà.

Tới đây gã xin mượn mấy dòng thơ… thẩn của một tác giả tên là Linh Cơ, như một kết luận :

Hạnh phúc thay đời ta có "cơm",
Những người chồng tốt được danh thơm,
Ðều nhờ "cơm" cả, yêu "cơm" lắm,
Ði đâu xa rồi cũng nhớ "cơm".

Mấy ông hư chẳng thiết gì "cơm",
Ăn bánh trả tiền", "phở" ngọt thơm,
Ðã "quen mui thấy mùi ăn mãi",
Ðầy bụng về nhà chán bỏ "cơm".

Mong ai cũng một dạ cùng "cơm",
Ăn mãi ngon lành, mãi ngọt thơm,
"Cơm" tẻ no, "phở" cho chả thiết,
Ði đâu xa cũng nhớ về "cơm".

Ai cuñg thích ăn cơm nhưng lại thèm ăn phở, vì một điêù muôn thuở là phở nhiêù nước hơn cơm

QT luom lat