8.8.08
Những điều mình không biết (nếu không ở Mỹ hehe...)
Ở Mỹ động từ HAVE không đồng nghĩa với động từ OWN:
Đúng vậy, hầu hết người Mỹ đều có (HAVE) xe hơi và nhà (hoặc là apartment), nhưng chưa hẳn họ đã thực sự là chủ (OWN) chiếc xe hay nhà đó vì phần đông vẫn còn đang trả góp (thường thì 3-6 năm cho xe hơi, 15-30 năm cho cái nhà). Nhất là trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, nhều người có nguy cơ mất nhà vì chỉ cần 2 tháng không đóng tiền trả góp thì nhà sẽ bị xiết (foreclose). Bởi vậy thấy ta đứng trước căn nhà này "oai" vậy chứ mới trả góp được có 4 năm thui. Bi giờ mà ông xã thất nghiệp là mất tiu lun (vì lương ta sau khi trừ thuế chỉ được khoảng $1,000/tháng thui; hổng đủ đóng tiền nhà nữa)!
Thiếu niên Mỹ thường đi làm thêm không phải để giúp thêm kinh tế gia đình.
Thường thì chúng đi làm thêm để kiếm tiền tiêu theo ý thích của mình. Nhu cầu của chúng thì đa dạng; có thể sắm quần áo thời trang, hang out (đi chơi) với bạn bè, hoặc đổ xăng xe hơi (vì Mỹ cho phép 16 tuổi thi lấy bằng lái xe; thế là các cô cậu vòi cha mẹ mua xe hơi cho). Một số ít để dành để học đại học. Tất nhiên cũng có 1 số đi làm thêm vì gia cảnh khó khăn, nhưng đại đa số chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân thôi.
Người Mỹ rất hay dùng trợ động từ CAN để nói đến những điều có thể xảy ra (possibility) [rồi quên lun, nên mấy cô gái VN cần phải cảnh giác] chứ không phải là khả năng thực hiện.
Hãy hình dung khi chàng thủ thỉ với nàng, "We can travel to Europe next summer." Nàng hớn hở mơ mộng về 1 mùa hè thơ mộng ở châu Âu, nhưng lúc đó chàng chỉ vui miệng nói đến chuyện mà chắc chắn cả hai đều thích nhưng không hề nghĩ mình phải có khả năng (& trách nhiệm) thực hiện.
Thân thiện ở các buổi họp mặt chưa hẳn đã là khởi đầu của tình bạn thân & lâu dài
Như đã nói, người Mỹ socialize rất nhiều ở các social events (như potluck dinner, university lunch), nên ở các dịp hội tụ đó họ bắt chuyện với bất kỳ ai và nói chuyện "say sưa, hồ hởi" về đủ thứ đề tài, và còn có thể nói "We'll meet again some time" (để ý là some time không nói rõ khi nào). Thế nhưng nếu bạn gặp lại họ ngay ngày hôm sau chưa chắc họ còn nhớ bạn là ai và bạn cũng đừng kinh ngạc khi nhận được ánh mắt dửng dưng của họ.
Nhìn vào lương ở Mỹ thì phải phân biệt gross pay và net pay.
Lương được thông báo cho nhân viên là Gross pay vì trong lương phải kể đến tiền đóng góp vào an sinh xã hội [social security] nhiều gấp 3 lần thuế thu nhập đóng cho liên bang; rồi còn thuế thu nhập của tiểu bang, thành phố & trường học địa phương nữa chứ. Do đó, muốn tính đến thu nhập thực sự thì phải trừ ra tất cả các khoản đó mới còn lại net pay để chi dụng (có thể chỉ còn 2/3 gross pay thui).
(Lần này chỉ để các bạn trẻ ở VN bớt ảo tưởng về nước Mỹ. Lần sau sẽ viết về những điều vui.)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment