21.2.10

TET LONG XUYEN- VIET NAM

Đây là những tấm ảnh HẠNH chụp vào 4gchiều hôm qua (30Tết), nắng nóng chói chang nhưng cũng *TRY *vì 12gđêm nay chợ hoalong xuyên sẽ được dọn dẹp, không bày bán nữa để trả lại sự thoáng đãng cho ngày mùng 1, Hạnh mua thêm 8 chậu bông cúc và bông van thọ- hoa hồng năm nay đẹp lắm nhưng không có được nhiều có lẻ họ dành để bán cho ngày mùng1( ngày lễ Tình nhân), đường phố Long Xuyên tấp nập và nhộn nhịp, ai ai cũng hối hả để đón 1 mùa xuân đến gần hơn... Khắp nơi nô nức dọn nhà , trang trí nhà cửa để chào đón năm mới.. Kế đến là hình ảnh bắn pháo hoa của đêm giao thừa
CHIE^U`30-TO^I' GIAO THUA`


Những điều mình chưa biết --Phần 1 ` Trước hết phải nói rằng "chưa" là so với hồi mới chân ướt chân ráo đến Bowling Green (chứ không phải bi giờ). Với lại ban đầu định đặt tiêu đề là "Myth Busters" nhưng lại ngại những điều ấy chỉ là myth đối với riêng mình. Đối với mình, có rất nhiều myths đã được/bị busted rồi, nên chắc sẽ kể từ từ cho cả nhà nghe vậy.
Điều 1: Xếp hàng không bắt đầu ngay chỗ nhân viên phụ trách & phải đợi được gọi mới rời hàng
Đã nói rồi ở Blog đầu tiên, nên chỉ bổ sung thêm: đến nhà hàng (ngay cả buffet place) phải xếp hàng chờ tiếp viên đưa đến bàn dù lúc đó có rất nhiều bàn trống (ngoại trừ khi thấy bảng ghi: "Please seat yourself").
Điều 2: Từ "sexy" không nhất thiết có nghĩa xấu!
Ở đây, sexy thường được dùng để khen với nghĩa đại loại "becoming of your gender"; ví dụ, sexy hair hay là sexy shoes. Trong tuần đầu tiên ở BG, cô giáo (sau này là adviser của mình) đi ngược chiều với mình, vừa nhìn mình vừa nói: "What sexy shoes!" Mình ngớ người ra chẳng biết nói sao vì không biết cô khen hay chê (bây giờ nghĩ lại thấy mình cả đẫn làm sao ấy! ).
Điều 3: Evening không nhất thiết phải tối và lên đèn!
Bởi vì ngày mùa hè ở miền ôn đới rất dài, có thể đến 9 PM mà trời vẫn còn sáng; thế nên, ngay cả trên TV, cứ đến 6PM là mọi người tự động chào "good evening" dù trời vẫn còn sáng chói chang như 3 g chiều ở VN.
Điều 4: Được mời đến ăn dinner hay potluck dinner, sẽ phải mất khoảng 4 tiếng đồng hồ mới về được!
Vì người Mỹ dành rất nhiều thì giờ để socialize vào những dịp ấy. Nếu bạn được mời dùng dinner lúc 6PM, thì khi bạn đến, bữa ăn vẫn chưa được dọn ra và khách khứa socialize (trò chuyện) khoảng 1 tiếng. Đến khoảng 7PM thì bữa ăn được dọn ra và mọi người lại vừa ăn vừa socialize (khoảng 1 tiếng). Sau đó, khi chủ nhà đã dọn dẹp mọi thứ thì mọi người lại tụ tập thành từng nhóm nhỏ tiếp tục socialize khoảng 2 tiếng (bây giờ thì có thể chỉ trò chuyện, hoặc play some game). Hết 2 tiếng socialize sau cùng đó thì khách khứa mới lục tục ra về.
Cũng nên nhớ, khi được mời đi ăn potluck dinner thì phải mang theo thức ăn để share (do đó mỗi người đem theo thức ăn khoảng cho 4 người ăn; cuối buổi còn thừa của ai thì người ấy mang về). Bởi vậy chủ nhà không phải lo nhiều, nên họ tổ chức potluck dinner gần như mỗi cuối tuần.
Lần đầu được mời hồi tháng 9 lúc trời đã vào thu (ban ngày vẫn còn ấm nhưng ban đêm khá lạnh). Dinner lúc 6g, mình cứ tưởng khoảng 8g là về rồi. Sau bữa ăn, chẳng thấy ai ra về, mình cũng chẳng dám bỏ về (sợ bất lịch sự). Đến 10g ra về thì ai nấy lên xe hơi, chẳng ai biết/nhớ là mình lóc cóc với chiếc xe đạp không đèn. Đạp xe về, vừa lạnh vừa sợ (nhiều quãng không có đèn đường mà mình thì lần đầu tiên đi lối ấy!). Có sách nào viết về cảnh này không nhỉ?
Điều 5: Không phải nơi nào trên đất Mỹ cũng có xe điện ngầm (hoặc các phương tiện giao thông công cộng)
Ở VN cứ tưởng sang đây đi đâu sẽ có xe buýt hay tàu điện. Thật bé cái lầm! Chỉ những thành phố lớn mới có; còn ở thành phố nhỏ thì hầu như mọi người chỉ đi xe nhà thôi.
Thời gian đầu chưa có xe đạp, cứ phải lội bộ rã cả chân; nhất là hôm nào đi siêu thị thì cứ gọi là sút cả cánh! Đã thế khi hỏi subway ở đâu thì người ta chỉ cho cái hiệu Subway bán bánh mì thịt! Còn xe buýt thì chỉ có hãng Greyhound chạy đường xa (long-distance) mà thôi. À quên, có campus bus, nhưng nó chủ yếu chạy on-campus; off-campus thì chỉ có vài tuyến thôi (có qua được 1 siêu thị --Kroger-- nhưng lại phải về trường thì cũng chẳng gần nhà hơn được mấy tí).
Sau này có chiếc xe đạp, đi chợ đỡ hơn nhưng cũng đến khổ (cứ tưởng tượng cảnh xe thồ ở VN thời bao cấp! ). Còn mùa đông, có những hôm khóc dở: lấy hết sức bình sinh đạp mà xe cũng chẳng buồn nhúc nhích vì gió quá lớn (tay đeo 2 lớp găng mà vẫn muốn cóng!). Ôi, đời sinh viên!
Lần này kể từng ấy thôi. Hẹn cả nhà lần sau nhé.
(Cô Thái)

No comments: