30.12.08

Chuyen Vui Cuoi Nam do QT st


Giải quyết theo kiểu đàn ông

Một sĩ quan về nhà, thấy vợ ngoại tình, ông bình tĩnh nói với tình địch: - Anh ra ngoài, chúng ta sẽ giải quyết theo kiểu đàn ông.Sau đó, ông ta đề nghị bắn hai phát đạn, rồi hai người giả chết, nếu bà vợ ôm xác ai, người đó sẽ ở lại với bà ta. Nghe tiếng súng nổ, bà vợ mở cửa ra xem rồi quay vào nhà kêu to:- Anh ơi, chui ra đi. Cả hai thằng ngốc đều chết cả rồi.


Bụi cỏ

Ông chồng nằm mơ ú ớ la hoảng, bà vợ thúc cùi trỏ hỏi:- Anh mơ gì mà la hoảng vậy?Ông chồng tỉnh dậy vẻ mặt còn kinh hoàng bảo vợ:- Trời ơi anh nằm mơ thấy đang leo núi, trợt chân té xuống vực sâu, tưởng chết rồi chứ. may quá anh quơ tay nắm ngay được bụi cỏ. Bà vợ thủng thẳng bảo chồng :- Bây giờ tỉnh rồi thì buông" Bụi Cỏ " ra chứ, nắm hoài đau thấy mồ nè !


May thật!

Hết giờ làm việc, sếp vội vàng gọi đến nàng mới quen từ khách sạn:- Hello! Ai đấy? Em đó hả? Tối nay anh sẽ đến, nhớ đón anh nhe cục cưng.- Anh đó hả? Không được đâu anh, ngày mai đi, vì đêm nay lão già sẽ về nhà.Nhận ra tiếng vợ mình ( hoá ra sếp lãng trí gọi nhầm số điện thoại tại nhà ), sếp vội vàng cúp điện thoại xuống lẫm bẫm: Chết cha, may quá! Chút nữa bà ta nhận ra tiếng mình.


Kiếp đàn ông

Khi Chúa tạo ra con lừa, Người phán: "Ngươi sẽ làm một con lừa có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ. Bù lại những vất vả đó, ngươi sẽ được sống tới 50 năm".Con lừa trả lời:- Sống như vậy 50 năm thì thật là khốn khổ. Xin Người cho con sống không quá 20 năm thôi.Chúa chấp thuận ước nguyện của con lừa.


Người tiếp tục tạo ra con chó và nói với nó: - Ngươi sẽ trông coi nơi ở, bảo vệ tài sản của con người, kẻ sẽ coi ngươi là bạn hữu thân thiết nhất. Ngươi sẽ ăn cơm thừa canh cặn của hắn và sống 25 năm.Con chó đáp:- Cảm ơn Người! Nhưng sống kiếp con chó trong 25 năm là một hình phạt quá nặng. Xin Chúa cho cuộc đời con chỉ kéo dài dưới 10 năm thôi!Lời thỉnh nguyện của con chó được chấp nhận.


Thế rồi, Chúa tạo ra con khỉ và bảo nó:- Ngươi sinh ra làm kiếp con khỉ.. Ngươi sẽ đánh đu từ cây nọ qua cây kia, hành động như một gã ngốc. Ngươi sẽ có bộ dạng tức cười, chuyên làm trò cười cho thiên hạ. Tuổi thọ của ngươi là 20 năm.Con khỉ tạ ơn Chúa rồi than thở:- Cuộc sống như thế kéo dài tới 20 năm thật là một cực hình. Xin người cho con sống 10 năm thôi.Chúa nhân từ chấp nhận lời thỉnh cầu.


Người tiếp tục tạo ra con người rồi phán:- Ngươi là con người, sinh vật cao cấp duy nhất biết đi trên đôi chân ở trái đất này. Ngươi sẽ sử dụng trí tuệ để làm chủ mọi sinh vật trên thế giới.. Ngươi sẽ thống trị địa cầu và thọ 20 năm.Con người cầu xin:- Thưa Chúa! Kiếp người 20 năm thật quá ngắn ngủi. Xin Người hãy ban cho con 20 năm mà con lừa đã từ chối, 15 năm mà con chó không chịu nhận và 10 năm con khỉ vứt bỏ.Thế là, Chúa cho người đàn ông sống 20 năm làm kiếp con người. Kế đó, anh ta lấy vợ và sống 20 năm kiếp con lừa, làm việc quần quật với những gánh nặng trên lưng. Tiếp theo, khi có con, anh phải sống 15 năm kiếp con chó, trông coi nhà cửa và xơi những đồ ăn thừa mà lũ con để lại. 10 năm cuối đời, anh ta sống kiếp con khỉ, hành động như một gã ngốc để mua vui cho lũ cháu.


Chuyên viên

Một chuyên viên của một hãng làm áo da có rất nhiều năm kinh nghiệm cho đến đổi trong đêm tối hoặc ban ngày mà bịt kín đôi mắt, anh vẫn phân biệt được da của mỗi loại thú vật. Một hôm, sau một bữa tiệc linh đình trong hãng, anh về nhà trễ và trèo lên giường, lăn ra ngủ bên cạnh vợ. Đến nửa đêm, anh bị bà vợ nắm tóc lôi dậy với vẻ giận dữ:- Anh làm cái giống gì mà nói lảm nhảm suốt cả nửa tiếng đồng hồ vậy?- Anh nói gì?- Anh nói: "Da cọp 10,000 đô la, da beo 7,000, da chồn 6,000".Thế rồi anh quay sang ôm tôi và sờ lên mặt tôi, rồi nói: "Da trâu 300 đô la...


Vo ghen

Một chàng vớ phải cô vợ có tính ghen. Nghe tin bạn có bí quyết "triệt ghen", anh ta liền tìm đến học hỏi. Thế nhưng cô vợ thậm chí còn đòi ly dị nên anh ta lại tìm đến người bạn thắc mắc:- Thế mày có giả vờ nói mê như tao bảo không?- Có, tao nói y nguyên.- Mày thử nhắc lại xem nào?- Liên ạ ... Anh ....chỉ ..yêu...mình ...e...em.- Trời ạ, Liên là vợ tao, thế mày không thay bằng tên của vợ mày à?


Người lạ gõ cửa trong đêm
Có một cô gái có chồng làm ca đêm, tối ngủ một mình cho nên rất nhát và sợ ma. Có một đêm cô đang ngủ thì có tiếng gõ cửa gấp rút, cô liền thức giấc và lại gần cửa hỏi vọng ra: "Xin lỗi ai đang gõ cửa?". Có tiếng đàn ông lạ trả lời: "Bà có thể giúp tôi một chuyện không?". Vì có một mình và nhát nên cô ấy trả lời: "Tôi không thể giúp ông bất cứ gì được vì đêm quá khuya". Rồi cô ta quay vào ngủ tiếp.Sau đó mỗi đêm đều có người đàn ông ấy đến gõ cửa và hỏi cô ta cùng một câu hỏi. Cô ta cũng đều từ chối.Cho đến một hôm cô kể cho chồng nghe việc xảy ra thì ông chồng trấn an cô: "Tối nay anh sẽ xin nghỉ, ở nhà với em, em cứ việc mở cửa tiếp hắn và hỏi hắn muốn gì? Nếu hắn lạng quạng anh sẽ cho hắn một bài học."Đêm đó khi có tiếng gõ cửa, người chồng nhỏm dậy núp sau cửa kêu vợ mở cửa. Vì có chồng ở nhà cô vợ mạnh dạn mở cửa và hỏi: "Ông muốn gì?"Người đàn ông trả lời: "Mấy hôm trước tôi gõ cửa tính nhờ bà kêu chồng bà về nhà, vì hắn đang ngủ với vợ tôi. Còn hôm nay tôi sang cám ơn bà vì có lẽ bà đã kêu hắn về rồi. Hôm nay không thấy hắn sang nữa, có vậy thôi, xin chào bà". Cô vợ chết trân...




26.12.08

Thời suy thoái

Thế là cái điều tôi lo sợ nhất cũng đến: công ty phá sản, bản thân tôi thất nghiệp! Làm gì đây? Vợ tôi an ủi: “Thôi tạm thời anh cứ ở nhà, nhà mình biết bao nhiêu công việc cần làm. Em đi bán hàng cũng đủ chi tiêu”. Không được, giỏi giang như tôi mà lạị ở nhà làm những việc linh tinh để vợ nuôi sao? Tôi vơ hết tất cả các thứ bằng cấp cho vào túi xách rồi lao đi xin việc.
Nơi đầu tiên tôi nghĩ đến là cái công ty ngày trước từng đến trường đại học năn nỉ tôi khi chưa kịp tốt nghiệp. Ông giám đốc nơi này vỗ vai tôi: “Ô, tôi nhớ cậu rồi. Cậu rất giỏi…” . Rồi ông hạ giọng: “Cậu có biết cách đứng bán hàng ở vỉa hè không?”. Thật là xúc phạm quá đáng, một người tốt nghiệp hạng ưu như tôi lại có thể đi làm công việc như thế sao. Tôi đứng dậy bỏ đi không thèm chào ông giám đốc, nhưng cũng kịp nghe ông ta nói với theo: “Nè, cậu gì ơi… nếu tìm được việc gì hay hay thì gọi cho tôi với nhé. Bán xong lô hàng thanh lý này là tôi cũng đi xin việc như cậu đó”.
Tôi bắt đầu suy nghĩ lại và hạ bớt tiêu chuẩn tìm việc của mình. Ngày hôm sau, tôi tìm đến một công ty nho nhỏ có đăng báo tuyển nhân viên. Vị giám đốc nơi đây xem kỹ những thứ bằng cấp của tôi rồi gật gù: “Hồ sơ của anh thật ấn tượng. Thật sự là chúng tôi cũng đang cần một người thạo việc…”. Ông ta dừng lại nhấp một ngụm nước rồi hỏi: “Anh có biết sửa điện, thông cống và quét mạng nhện không?”. Tôi méo mặt, liếc nhìn mớ bằng cấp tội nghiệp của mình rồi lắc đầu ra về…
Những ngày sau đó, dò tìm mãi mà chẳng thấy nơi nào tuyển dụng. Tôi quyết định bỏ hết hồ sơ ở nhà, lận lưng cái chứng minh thư quay trở lại cái nơi cần người sửa điện, thông cống. Ông giám đốc nơi này nhìn tôi lắc đầu ái ngại: “Tiếc quá! Hôm ấy cậu không nhận việc nên một lúc sau có người nhận làm rồi. Người này hồ sơ còn hoành tráng hơn cả cậu”. Thật không thể tin được, tôi thắc mắc: “Sao chỉ mỗi công việc vặt ấy của công ty mà ông lại tuyển hẳn một người làm?”. Ông ta giải thích: “Đâu có, công ty của tôi có cả một đội chuyên đi làm những công việc ấy cho khách hàng mà”.
Tôi ra về mà mừng thầm, nhận cái công việc này có khi phải bẽ mặt khi đến thông cống cho một nhà người quen nào đó. Về đến nhà, vợ tôi làu bàu: “Cách đây mấy hôm em có gọi điện đến công ty dịch vụ gia đình kêu thợ đến sửa ống cống. Giờ họ đang sửa đó…”. Rồi vợ tôi thở dài: “Biết anh thất nghiệp thế này thì em đâu có gọi họ làm gì, lại tốn một mớ tiền, thời buổi khó khăn”. Lại thông cống, tôi nhún vai đi vào trong. Ngay tại cửa, tôi va phải một người và kêu lên: “Ủa, chào… sếp!”. Rồi trố mắt nhìn bộ dạng giám đốc cũ của tôi: “Sao, sếp… ăn mặc gì kỳ vậy? Mà sếp đang làm gì ở nhà của em?”. Giám đốc cũ của tôi cười gượng: “Mình… cậu thấy đó, mình tới....sửa ống cống”....

BKhanh st

24.12.08

Hổng chịu đâu, con nói với ông già Noel là con muốn một con lừa mà huuuuuuuu

21.12.08

Về Quê Ăn Tết

Tác giả: Hướng Dương
(Viết tặng Mẹ tôi)


Hễ trời se se lạnh, nhất là càng gần năm hết, Tết đến là Mẹ tôi lại nôn nao muốn về quê ăn Tết. Mẹ tôi qua Mỹ trên 5 năm rồi nhưng năm nào Mẹ cũng muốn về quê mình ăn tết với con cháu chứ nhất định không ở lại Mỹ ăn Tết. Cho dù nơi chúng tôi ở là một thành phố miền Nam California cũng có nắng ấm, có chợ hoa, có hội chợ Tết xôm tụ, có đủ thứ thức ăn Việt Nam ê hề, người Việt vẫn thoải mái giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Có thể nói là ngay cả cái không khí Việt Nam, cái hồn Việt vẫn bao phủ khắp khu vực Little Saigon của người Việt nam tại Mỹ. Vậy mà mẹ tôi vẫn chỉ thích về quê ăn tết. Nhiều người Việt cũng muốn vậy.

Thiệt tình là tôi không biết từ lúc nào người Việt Nam của mình lại có cái tục lệ về quê ăn Tết ? Có lẽ đây cũng là một bằng chứng cho thấy dân mình chịu ảnh hưởng của Tàu ? Không đúng. Tôi thấy dân Tây, Mỹ hay Mễ gì cũng thích về quê ăn Thanksgiving (Lễ Tạ ơn), đón mừng Giáng Sinh (Xmas hay Noel) và &Tết Tây với gia đình nữa kia mà. Vậy thì Về quê ăn Tết đã trở thành một tục lệ quốc tế có tính toàn cầu từ khuya rồi, phải không bạn? Vì vậy, năm nào tôi cũng phải chuẩn bị mua vé máy bay cho mẹ tôi về quê ăn Tết để mẹ tôi có được niềm vui trọn vẹn trong mấy ngày Tết. Mấy công ty du lịch, mấy hãng máy bay ở hải ngoại và kỹ nghệ du lịch tại Việt Nam có lẽ ủng hộ cái tục lệ này nhiều nhất. Vì thế, cho dù giá vé có mắc hơn nhưng có lẽ người Việt xa xứ nào cũng thích về quê ăn Tết, nhất là sau khi Việt Nam mở cửa và ngày càng thoải mái hơn trước. Thế hệ thứ nhất dẫn thế hệ thứ hai và thứ ba về thăm cội nguồn. Già hay trẻ, ai cũng có lý do, có niềm vui khi về quê ăn Tết. Sum họp gia đình, đoàn tụ với người thân, tha hồ hàn huyên tâm sự với đủ chuyện cũ, mới, lê la ăn uống thỏa thuê từ nhà này sang nhà khác, phố xá rộn rịp, lòng người hân hoan, cảnh xuân tươi sắc với trăm hoa đua nở.
Bấy nhiêu niềm vui đó đã làm tăng thêm háo hức, vẽ ra thêm biết bao hấp dẫn cho chuyện về quê ăn Tết. Với mẹ tôi, lý do khiến mẹ muốn về quê ăn Tết rất giản dị: Mẹ tôi còn có 6 đứa con và một thằng cháu Nội (con của em trai tôi) ở quê nhà kia mà. Thực ra là chỉ có một mình tôi sống ở Mỹ. Họ hàng bên ngoại của tôi đều ở Việt Nam nên Tết đến, Mẹ chỉ muốn về quê ăn Tết với con cháu, bên chị bên em, thăm nom mồ mã của ba tôi và ông bà nội & ngoại. Niềm vui của một người già giản dị đến như thế thì làm sao tôi có thể ngăn cản? Ngay như chính bản thân tôi khi nghe tiếng pháo, nhìn thấy bánh chưng, bánh tét, phong bao lì xì &là tôi cũng muốn về quê ăn Tết kia mà. Xa nhà, xa xứ, ai mà không nhớ chứ ?

Lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, xa xứ là lúc mà tôi vừa chân ướt, chân ráo đặt chân lên trên đảo tị nạn Pulau-Bidong. Chung sống với nhau trên một hoang đảo giữa biển trời Malaysia, trong những căn nhà lợp tôn, giữa bao khó khăn chật vật và tương lai mù mịt trước mắt, người Việt Nam vẫn cố giữ tục lệ ăn Tết. Họ tạo ra tiếng pháo độc nhất vô nhị bằng cách đập những thanh củi vào mái tôn liên tục dòn dã tựa như pháo nổ đêm Xuân. Họ vẫn tấp nập rủ nhau đón Giao Thừa trên chùa Từ Bi, trong giáo đường, giữa lớp học và trên bãi biển khu F. Họ vẫn gửi đến nhau những lời chúc tụng tốt lành nhân dịp Năm Mới và vẫn muốn bày tỏ ước nguyện được về quê ăn Tết !

Tết đầu tiên trên đất Mỹ vẫn có bánh tét - bánh chưng, thịt kho - dưa giá, củ kiệu, tôm khô, có pháo, lân, hội chợ Tết. Vậy mà tôi vẫn không sao quên được Mẹ và các em tôi, vẫn nhớ nhà, nhớ không khí Tết bên nhà, vẫn thích được về quê ăn Tết ! Khi tôi đứng ra tổ chức hội Xuân Sinh viên ở sân trường Golden West College, tôi vẫn muốn tái tạo lại bối cảnh và không khí Tết ở quê nhà. Bên cạnh những carnival rides cho trẻ em, Hội Xuân của sinh viên chúng tôi có tiết mục Trẻ em mặc quốc phục đẹp nhằm khuyến khích các em mặc những bộ áo quần thể hiện truyền thống dân tộc. Khi lì xì cho các em, nhìn các em xúng xính trong từng kiểu áo 3 miền Nam - Trung - Bắc, áo dài khăn đóng, áo bà ba, áo tứ thân, chúng tôi thấy vui và thích thú làm sao trong suốt 3 ngày làm hội chợ Tết vất vả, hầu như đứa nào cũng quên hết cực nhọc. Các em còn được khuyến khích tham gia vẽ tranh, viết văn miêu tả ngày Tết với gia đình hay nói lên mơ ước tương lai của các em. Nhìn mấy tấm tranh, đọc mấy bài viết của các em, chúng tôi mới thấy lạc quan, tin tưởng làm sao vào tiền đồ tương lai dân tộc mình.

Bạn bè thuộc nhiều nước khác nhau vẫn tấp nập bên những gian hàng bán thức ăn Việt Nam quen thuộc, như chả giò, bì cuốn, nem nướng, nước mía, chè các loại. Đây là cơ hội cho chúng tôi giới thiệu với mọi người về văn hoá và nghệ thuật Việt Nam. Nếu như có ai muốn xóa bỏ truyền thống dân tộc hay chê bai văn hoá Việt Nam thì hãy đến Hội Xuân để nhìn cho kỹ và xét lại xem văn hoá dân tộc có nên bảo tồn và phát triển hay không ? Hình như người ta thích chạy theo Tàu hay Tây, vớ được vài mảnh bằng là có thể khoác lác, huyênh hoang đòi xoá bỏ hoàn toàn cái cũ, lập nên một cái mới vừa lai căng, vừa vá víu tạp nhạp mà cũng chẳng ra trò gì cả ! Cũng may mà đến hôm nay, ở xứ người vẫn chỉ có một vài quái thai dị hợm xuất hiện và chính thế hệ bản lề chúng tôi vẫn muốn giữ cái cần thiết phải giữ để vẫn có thể tự hào mình là người Việt Nam.

Trong cuộc sống nơi xứ người, chúng tôi vui vì đã làm hết sức mình để nhiều người Việt Nam không thể về quê ăn Tết nhưng vẫn có thể đón Xuân ăn Tết trong một không khí ít nhiều vẫn nồng đượm tình tự dân tộc, vẫn có dâng hương nhớ đến Tổ Quốc và Tổ Tiên, nhớ đến những người đã có công với xứ sở, nhớ đến ông bà và những người thân đã khuất. Chúng tôi vẫn có thể đốt pháo, xem múa lân, mừng tuổi bậc cao niên và lì xì cho trẻ con. Nếu đàn ông trung và lão niên tụ tập trước cuộc thi cờ tường thì thanh niên lại rủ nhau xem thi nhảy bao bố, kéo co, hay các giải thể thao, nhiếp ảnh nghệ thuật. Phụ nữ họp mặt đông đảo xem thi cắm hoa và trưng bày hoa trái ngày Tết. Ăn Tết, chúng tôi vẫn thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiều diễm của thiếu nữ Việt Nam trong những tà áo dài thướt tha nên sẵn sàng miễn phí cho tất cả những ai mặc quốc phục Việt Nam đến hội Xuân. Sân khấu cũng nhộn nhịp tiếng pháo, tiếng trống, lân - rồng và sư tử múa hát tưng bừng trong những bài ca mừng Xuân. Nhờ đó, người Việt khắp nơi có dịp tụ họp về đây vui Xuân, ăn Tết với nhau thật rộn ràng, nhộn nhịp. Lúc đó, chưa có mấy ai dám về Việt Nam ăn Tết nên những hội chợ Tết như vậy bao giờ cũng tấp nập, không như bây giờ ai nấy cũng chỉ thích được về quê ăn Tết !

Phố Bolsa hôm nay có nhiều chợ hoa với đủ loại cây kiểng hơn trước. Chợ Việt Nam bây giờ cũng trưng bày đủ loại hàng Tết từ Việt Nam đem qua, giá rẻ, chất lượng hơn bên nhà nhưng dường như phố chợ vẫn không đông vui hơn được khi mà khá nhiều người Việt chỉ muốn được về quê ăn Tết ! Không sao ngăn cản ai về quê ăn Tết được khi mà chúng ta vẫn còn có người thân ruột thịt bên nhà. Với thế hệ di dân thứ nhất này, Việt Nam mãi là quê hương của chúng ta kia mà.

Lần đầu tiên tôi được về quê ăn Tết cũng là năm mà Mỹ vừa tái lập bang giao với Việt Nam. Ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất, một cô Hải quan đã vui vẻ chúc Tết tôi và nhắc khéo tôi chớ quên lì xì cho cô ấy. Một anh phụ giúp Mẹ tôi kéo xe hành lý ra cũng mừng tuổi Mẹ tôi và xin ngay một tờ năm dollars gọi là lì xì. Ra khỏi sân bay, tôi cảm nhận được cái không khí ngày Tết quen thuộc năm nào qua cách ăn mặc của dân Saigon trong mấy ngày cận Tết này. Hình như ai cũng có vẻ mặt hớn hở, tươi vui hơn, hối hả hơn. Xe cộ nhiều hơn, bóp còi inh ỏi hơn và kẹt xe cũng nhiều hơn. Nhà cũ của tôi ở Xóm Gà nằm ở ngã tư Lê quang định và Ngô tùng Châu (bây giờ đổi thành Nguyễn Văn đậu), thuộc quận Bình Thạnh, Saigon. Tôi thật sự không biết tại sao người ta gọi là Xóm Gà khi mà tôi sống ở đây suốt 27 năm nhưng hiếm khi nào được nghe tiếng gà(trống) gáy !

Cảm giác đầu tiên của tôi là đường xá bây giờ trông chật hẹp hơn, có lẽ do xe cộ và người đông đúc hơn mà người ta lái xe cũng &ẩu hơn. Trường Thiên Ca của mấy bà sơ dòng Phăngxicô ở ngay ngã tư Xóm Gà là ngôi trường đầu tiên trong đời màtôi đã cắp sách đến học. Sau 1975, trường đã thuộc về Nhà Nước, đổi tên thành trường Nguyễn Văn Bé và cũng là ngôi trường mà tôi đã dạy cho đến ngày vượt biên. Bây giờ, trường sửa sang lại khang trang hơn. Trong khi con đường Nguyễn Văn Dậu ngay trước mặt lại lầy lội với quá nhiều ổ gà, ổ voi ! Cư xá Thanh bình bây giờ chỉ còn vài gia đình kỳ cựu, đa số là những người mới từ nơi khác đến.

Một ông cán bộ tập kết về hưu lại nhà nói chuyện rất thoải mái với tôi về chuyện hôm nay và tương lai. Bây giờ ông phải sống bám vào một sạp bán hàng rong ngay trước nhà của vợ ông. Chiều 23 Tết, trong khi Mẹ tôi chuẩn bị đưa ông Táo về Trời thì anh công an khu vực đến chào thăm hỏi mẹ tôi trước khi anh lên đường về quê ăn tết ở tuốt luốt miệt Quảng Ninh. Anh không ngần ngại xin mẹ tôi chút ít lì xì để mua quà về cho gia đình. Thật khác xa với anh CA khu vực trước kia mà gia đình tôi lúc nào cũng phập phồng lo sợ mỗi khi thấy bóng dáng của anh ta.

Tối hôm đó, một ông vốn nằm vùng lại đến khoe khoang khoác lác về chuyện ông vừa gả con gái cho một Việt kiều từ Canada về quê ăn tết. Thấy ông ta thích bàn chuyện chính trị theo hiểu biết qua sách báo mà tôi chỉ muốn được về quê ăn Tết thật sự nên tôi đành phải tránh né ông ta suốt mấy ngày Tết. Tôi vui làm sao khi đi dạo trên những con đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Lê Lợi&, đi chợ Bến Thành, Tân định, Bà Chiểu. Tiếc làm sao khi mà chợ hoa Nguyễn Huệ đã dẹp bỏ, dời về mé sông dọc Bến Bạch đằng vừa chật hẹp, vừa thiếu cái không khí vui tươi của một chợ hoa ngày nào.

Tôi đến công viên Dầm Sen để tìm kiếm hồn Xuân nhưng ở đó lại mang dáng dấp của một mini Disneyland với lối thiết kế quá nhiều lai tạp, hỗn độn, chưa hình thành rõ nét một cái gì thật độc đáo, thật là Việt Nam. Hình ảnh kinh tế thị trường nhan nhãn khắp nơi. Từ những quảng cáo cho bia, rượu, nước ngọt trên nhữngtấm billboard đồ sộ đến những bảng viết tay lem luốc của mấy lớp học thêm, thuốc trị yếu sinh lý, dịch vụ khoan cắt bêtông dán đầy thân cây, cột điện, bờ tường.

Chiều 28 Tết, tôi cùng Mẹ và các em tôi đi chợ Bà Chiểu, qua từng sạp trái cây, tôm, cá& thì tôi mới thấy mẹ tôi giống như một con cá từ trong bồn kiếng thả về sông hồ. Mẹ tôi bước đi thật nhanh, nói cười hồn nhiên với mọi người, không giống như lúc mẹ còn ở Mỹ. Lúc ấy, tôi chợt hiểu được vì sao mẹ tôi lại cứ muốn được về quê ăn Tết. Chính vì vậy, mấy anh em tụi tôi xúm lại làm mọi cách cho mẹ tôi vui nhưng khổ nỗi Mẹ tôi lại chẳng muốn đi đâu và cũng không thích gì hơn là ở nhà lo cho các con có đuợc mấy ngày Tết vui vẻ. Có thế thôi ! Tết năm ấy, tuy tôi không còn được nghe tiếng pháo nhưng thích thú làm sao khi đựơc sống lại không khí Tết với gia đình thật đầm ấm trong mấy ngày Xuân. Mấy anh em quây quần bên mẹ, đứa chùi bộ lư, đứa chưng dọn bàn thờ, đứa chạy mua mấy chậu kiểng, như tắc, thược dược, hướng dương, vạn thọ, đứa đi mua sắm bánh mứt, hay đưa mẹ đi chợ, hoặc đi tặng quà cho bà con. Bà con, bạn bè tới nhà tấp nập, ăn uống phủ phê rồi lại rủ nhau đi coi chợ Tết. Sáng mồng 1 Tết, mấy anh em tụi tôi theo mẹ đi chùa. Xóm Gà của tôi có nhiều chùa lắm.

Từ chùa Pháp Vân, qua chùa Dược Sư, đến chùa Từ Thuyền, ghé chùa Già Lam, vô chùa Liên ứng ( gần mộ ba tôi), rồi lại viếng Tịnh Xá Trung Tâm. Sau đó, cả nhà kéo nhau ra xin xăm ở Lăng ông Lê Văn Duyệt gần chợ Bà Chiểu. Về nhà ăn cơm chay xong là xúm lại mừng tuổi Mẹ tôi. Chiều xuống, mẹ lại kéo chúng tôi đi chùa Vĩnh Nghiêm và Xá Lợi. Nhờ vậy mà tôi có thể thấy Saigon lúc ấy tuy chưa thật sự gọn, sạch, đẹp như những thành phố hiện đại khác; vẫn còn phải thay đổi nhiều hơn trong quá trình phát triển và đô thị hoá nhưng rõ ràng Saigon hôm nay đã là thành phố đẹp và lớn nhất nước. Dân chúng từ nhiều nơi đổ dồn về sống chen chúc trong một thành phố mà tôi có cảm giác là đang ngộp thở vì quá nhiều bụi, rác, tiếng ồn, nhà cửa san sát nhau, xe cộ chen chúc nhau. Saigon hôm nay của tôi đã không còn cái không khí Tết quen thuộc như ngày xưa nữa. Một thời đã qua. Aâu cũng là theo bánh xe thời gian, có nuối tiếc cũng không thể giữ lại được những kỷ niệm của quá khứ. Người Saigon hôm nay bon chen quá, không thua gì dân California và rõ ràng là họ đang muốn chạy theo nhịp sống vội vã của kinh tế thị trường . Còn tôi thì lại muốn được về quê ăn Tết thật sự!

Trên chiếc minivan thuê của người hàng xóm, chúng tôi đi về Mỹ Tho và Vĩnh Long ăn tết. Con đường quốc lộ 4 bây giờ đổi là 1 A hình như cũng nhỏ hẹp hơn là hình ảnh trong ký ức của tôi ngày nào. Ra khỏi Bình Chánh, tôi thấy nhiều nhà lầu mọc lên bên đường.

Qua cầu Bình điền rồi tới Bến Tranh, tôi muốn tìm mấy quán cháo lòng với món dồi heo tuyệt cú mèo ngày xưa nhưng bây giờ không còn nữa. Về tới Mỹ Tho, câu mợ tôi ăn tết thật đạm bạc, đơn sơ trong một túp lều tranh giữa một vườn cây ăn trái mất mùa. Tôi thấy thương cho người nghèo như cậu mợ của tôi nhưng tôi vẫn chưa hiểu tại sao cậu mợ vẫn cứ muốn sống bám vào mảnh vườn mà chẳng chịu lên Saigon sống với mấy đứa em tôi ? Có điều gì đó mà tôi chưa sao hiểu được về đời sống của những người gìa như mẹ và cậu tôi ? Cậu biết tôi thích uống nước dừa là cậu leo lên hái ngay một buồng dừa. Mợ tôi biết tôi thích ăn canh chua cá bông lau, tép rim với nước dừa là mợ tất tả làm ngay cho tôi ăn trưa. Một nồi thịt kho và một keo dưa giá có lẽ là thức ăn chính cho vợ chồng cậu mợ suốt 7 ngày Tết. Vậy mà cậu mợ vẫn lăng xăng lo cho mẹ và tôi đủ thứ. Cậu nói thật với tôi là cậu mợ chỉ tiêu xài tối đa là tương đương với 20 dollars Mỹ mỗi tháng thì đâu cần xa xỉ gì khác. Trước khi tôi về tới, cậu mợ đã cố chạy cho bằng được để có một bữa ăn thịnh soạn đãi thằng cháu Việt Kiều. Tấm lòng cậu mợ dành cho tôi như vậy đó. Ở Mỹ làm sao tôi tìm được một tình cảm quý báu như vậy chứ ?

Cơm nước vừa xong, cậu đã giăng võng giữa 2 cây dừa cho tôi nằm nghỉ. Sau đó, cậu lại rủ tôi đi thăm bà con họ hàng. Con đường đất phủ rợp bóng mát của nhiều loại cây ăn trái đặc trưng của Mỹ Tho. Nhiều chiếc cầu khỉ đã thành cầu bêtông khang trang, sạch sẽ và an toàn hơn. Người nào cũng mời ăn uống, riết rồi tôi phát hoảng, không ăn thì sợ bà con giận mà ăn thì không còn bụng nào chứa cho hết ! Về quê ăn Tết kiểu này thì chắc là &bệnh luôn quá. Dạo phố chợ Mỹ Tho cũng chẳng thấy gì vì ai nấy đã nghĩ ăn tết. Mẹ tôi muốn về Cái Bè thăm mộ ông bà ngoại nhưng cậu tôi ngăn cản vì nghe nói Cái Bè đang tu sửa cầu đường, đi lại lúc này không tiện, chưa kể là phải vô tuốt trong vườn thì phải đi ghe mất cả nửa ngày đường. Cuối cùng, chúng tôi chỉ về tới chợ Cái Bè, vô nhà dì ba đốt mấy nén nhang cho ông bà ngoại rồi lại đi tiếp thôi. Cái Bè bây giờ tấp nập lắm, nhất là chợ nổi lớn không thua chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp ở Cần Thơ, hay cái chợ nổi ở Bangkok, Thái lan. Có điều Cái Bè phát triển mang tính tự phát chứ chưa có bàn tay quy hoạch gì của Nhà Nước. Tương lai Cái Bè chắc chắn sẽ phồn thịnh nếu như chính quyền địa phương biết quy hoạch và xây dựng hợp lý hơn.

Tôi qua Vĩnh Long thăm mấy cô chú của tôi. Dạo ấy chưa có cầu treo (suspension ) như bây giờ mà vẫn phải chờ qua bắc Mỹ Thuận. Tuy chờ đợi lâu lắc nhưng vậy mà tôi lại thích. Thích đứng trên phà ngắm sông nước Tiền Giang. Thích coi mấy cô cậu bán hàng rong chào mời khách. Thích ngó mấy hủ đồ chua, mấy keo củ kiệu, thích ngửi mùi tôm và thịt nướng, thích coi mấy xâu chim & chuột treo lủng lẳng vừa thấy lạ, vừa thấy tội, vừa thấy ghê ! Vậy mà đó là mấy món nhậu số dách của quê tôi đó, bạn ạ. Chú tôi rủ tôi ra tiệm ăn nhưng cô tôi lại hà tiện, cứ muốn ở nhà nấu ăn vậy mà rẻ và vui hơn. Tôi theo cô tôi ra chợ ngay ngã ba Cần Thơ. Hàng quán vẫn lụp xụp, bùn sình lầy lội, vệ sinh còn kém lắm. Ai có tiền nhiều thì mặt hàng bán ra nhiều loại hơn và xịn hơn. Ai nghèo thì dù chỉ một rỗ rau, ớt, hành , ngò... hay một xấp vé số cũng là buôn bán. Mấy cô mấy bà mặc áo quần đẹp ăn Tết cũng rất tự nhiên khi xề xuống một gánh chè, một nồi bánh canh, xì xụp húp ngon lành, chẳng hề mắc cỡ. Mấy ông nhậu say trong mấy quán rồi bước ra tỉnh bơ đứng tiểu bên bờ tường mà trên môi vẫn phì phèo điếu thuốc.

Nhiều đứa con nít xum xoe vài phong bao đỏ lì xì với đám bạn đang chơi bầu-cua-cá-cọp, hay lô-tô. Lâu lắm rồi mới thấy lại những hình ảnh quen thuộc của quê mình nên tôi vẫn nhớ và buồn cười một mình. Tôi chỉ cho mẹ tôi những điều buồn cười ấy, hay kể lại cho mẹ tôi nghe thì mẹ tôi nói là tôi &tào lao quá. Với tôi, vậy mà dễ thương, bởi quê hương của tôi là như vậy đó. Trở lại Mỹ, tôi cắm cúi cày nhưng thỉnh thoảng nhớ lại, như bây giờ ngồi viết lại, tôi mới thấy về quê ăn Tết như vậy mới thật sự là vui và thú vị. Có sống xa xứ rồi về quê ăn Tết một lần như vậy thì tôi mới hiểu được lý do nào khiến mẹ tôi lại cứ thích về quê ăn Tết ! Cho dù quê tôi còn nhiều điều chưa được tốt đẹp cho lắm, đồng bào tôi vẫn còn nghèo khổ lắm nhưng nơi đó vẫn là nơi mà tôi đã được dạy cho biết đó là quê hương tôi.

HT st

19.12.08

Nhung Ong gia noel vui ve




Chuc ba con nha minh ngay Giang sinh vui ve, manh khoe, khong con xai tien le va dung nen de ( dang khung hoang kinh te ma ). Tran Thao

18.12.08

Học quên để nhớ

Học Quên để... nhớ cho nhiều
Học hờn giận để... cưng chiều đấy thôi

Học lẻ loi để... có đôi
Học ghen là để... cho người thêm yêu

Em thì xa vắng bao nhiêu
Tôi đành học cách nói điều vu vơ

Học sắc sảo để... dại khờ
Học già dặn để... ngây thơ thủa nào

Tôi giờ còn lại chiêm bao
Cố trần tục để... thanh tao kiếp người

Mải mê học khóc cho... cười
Quên hờ hững để cùng người đam mê...

B.Khanh st





13.12.08

Bai tho tang cho nhung ban doc than hay mo coi "Vo" trich tu Paris By Night 94

Vo Toi no du nhu chang
Hen chi khi truoc chang thang nao thuong
Moi quen thay cung binh thuong
Bay gio lo cuoi het duong rut lui
Toi khuyen tat ca moi nguoi
Tha dung lay vo song doi tu do

Tang rieng cho huyen Bao Khanh cua 12A2

Nhung thang chau cua chu Tu trong ngay le Ta on vua qua





Thang be nay dem bia cho Ba no uong, Ba no khong uong, no dang tim cho nam de "phe" day. Day chi la nhung dua chau trai cua Thu va Thang. Con mot so chau gai nua chua xuat hien. Co bao nhieu day cung du choi roi, dau can co con dau quy vi.

Kẻ sùng bái ánh trăng -- Hoàng Long


Một chiếc xe tự chế chầm chậm dừng lại nơi sân bóng. Bây giờ là hai giờ khuya. Mặt trăng tròn treo lơ lửng trên cành thông như chiếc mâm bạc. Có thể nhìn thấy lờ mờ hình dáng của chú Cuội ngồi gốc cây đa. Tiếng cú kêu từng chặp lay động ánh trăng làm đêm càng thêm rờn rợn khắc khoải. Bóng người bước xuống xe, chậm rãi nhìn xung quanh để chắc chắn là không có ai, rồi từ từ cởi hết áo quần. Gương mặt hắn nhìn nghiêng trông vô cùng khủng khiếp. Thân hình càng ghê rợn, chi chít vết dao đâm, đôi chỗ còn rỉ máu. Ánh trăng như dải lụa mềm mơn man trên da thịt hắn và kỳ lạ thay máu ngưng chảy, các vết thương khác từ từ lên da non. Hắn thở ra sảng khoái. Với vẻ xấu xí và tâm tình cô ngạo lập dị của mình, hắn biết cõi đời này không có chỗ dung thân. Chỉ duy ánh trăng là hiểu hắn, vuốt ve hắn, làm dịu vết thương. Từ khi phát hiện điều này, hắn đâm ra mê mẩn ánh trăng như người ta mê mẩn nhân tình. Và cứ vào dịp trăng tròn, hắn âm thầm lái xe tự chế đến đây để chữa lành cả thân xác và tâm hồn rách rưới. Việc này hắn tự gọi là cuộc hành hương, còn sân bóng hắn gọi là đất thánh.

HT selected

10.12.08

“ấm áp”

“Ấm áp” không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu.
“Ấm áp” không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo.
“Ấm áp” không phải khi bạn nói “ấm quá”, mà là khi có người thì thầm với bạn: “Có lạnh không?”.
“Ấm áp” không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa, mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn.
“Ấm áp” không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy.

Noel sắp đến! Chúc bạn sẽ “ấm áp”


ST Phuong Thao

Chon anh lam tho do QT st


Xin moi cac nha tho "tai tieng" cua 12A2 dat tho cho tam anh tren. Sau day la mot vai bai tho duoc doat giai, moi cac ban tham khao "mien phi"
"Tôi xin người cứ gian dối
Nhưng xin người đừng lìa xa tôi!"
Tuy rằng em đã có chồng
Nhưng tim em vẫn còn phòng cho share
Thật là em rất phân vân
Vì trong cuộc sống em cần cả hai
Em biết rằng em đã sai
Nhưng em không dám bái-bai chàng nào!?!?
Khi xưa còn ở dưới quê
Nuôi gà, bắt cá là nghề của em
Bây giờ lên tỉnh học thêm
Cái nghề xưa ấy vẫn đem theo xài
Cho nên cả đám con trai
Chẳng tên nào vuột khỏi tay nhà nghề
Cô này quả thật bạo gan
Cặp kè mà hẹn hai chàng mới hay
Kẻ trước thì được quàng vai
Người sau cũng được nắm tay đỡ ghiền
Chắc nàng phải đẹp như tiên
Cho nên hai ảnh mới điên kiểu này!
Vai em đã có anh quàng
Tay em rãnh rổi níu chàng thứ hai
Khi anh hết "quá-li-fy" "
Sơ-cua" có sẵn đem ngay ra dùng

9.12.08



MOT SO ANH VE CON LU VUA QUA TAI HA NOI ( TT SUU TAM )

7.12.08











6.12.08







5.12.08

Tình bạn thời đi học do QT st


Có thể nói không gì đáng nhớ và đẹp bằng tình bạn thời đi học. Nó rất hồn nhiên và chân thật. Cho nên ta nhớ mãi người bạn đã chở mình đến trường bằng xe đạp mỗi sớm mai. Và ta sẽ không bao giờ quên những miếng bánh người ấy đã chia sẻ cùng ta vào giờ ra chơi. Cũng như ta sẽ còn kể đi kể lại việc người bạn đứng lên bênh vực ta khi ta bị một thằng mạnh hơn hiếp đáp. Trong những bông hoa của cuộc sống, bông hoa của tình bạn thời đi học luôn luôn có màu sắc và mùi hương riêng.
Thời còn học trung học, tôi có một thằng bạn cùng lớp tên là Kyle. Nhà Kyle nghèo. Một hôm trên đường về tôi bỗng chú ý tới dáng đi nặng nhọc của nó, và có cảm tưởng như nó đang vác trên người tất cả số sách học.Tôi thầm nhủ: "Hôm nay là thứ sáu rồi mà sao có người lại mang cả đống sách như thế kia về nhà nhỉ? Đây hẳn là một chàng mọt sách".
Riêng với tôi, weekend này tôi đã có hẳn cả một "kế hoạch" cho riêng mình: họp mặt với bạn bè và đá banh cùng lũ nhóc chiều mai. Thế là tôi nhún vai mặc kệ nó và tiếp tục đi.
Nhưng một việc đã xảy ra. Khi đi ngang qua Kyle, tôi thấy một lũ trẻ con đang chạy theo nó. Chúng xông vào đánh, đá túi bụi, tung tất cả số sách nó đang ôm trong tay và ngáng chân khiến Kyle ngã nằm xuống đất. Cặp kính cận của nó cũng bị văng ra tận bãi cỏ cách đó chừng ba mét. Lúc nó nhìn lên, tôi nhận thấy ánh mắt nó buồn thật là buồn, khiến tôi thực sự thương cảm. Tôi lại gần và khi nó đang mò mẫm tìm kính, tôi thấy trong mắt nó có ánh nước. Trao kính cho nó, tôi bảo: "Những thằng đó chỉ là lũ rắn mắt, xuẩn ngốc. Bạn mặc xác chúng đi." Kyle nhìn tôi và bảo: "Cảm ơn bạn!" rồi trên khuôn mặt nở một nụ cười rạng rỡ. Nụ cười của nó rõ là biểu thị lòng biết ơn thành thực. Tôi liền giúp nó thu lượm sách vở và hỏi nhà nó ở đâu. Hóa ra nó ở gần chỗ tôi, tôi hỏi nó sao trước đây tôi không biết điều đó thì nó bảo, trước đây nó học trường tư mà tôi thì lại chẳng bao giờ chơi với bọn nhóc học trường tư cả. Trên đường về, chúng tôi nói chuyện với nhau suốt, và tôi nhận vác bớt sách giúp Kyle. Quả thật nó rất dễ thương. Tôi hỏi nó có muốn chơi đá banh với chúng tôi chiều thứ bảy không, nó đồng ý.Chúng tôi vui chơi với nhau suốt mấy ngày cuối tuần và càng hiểu thêm về Kyle, tôi càng thấy thích nó. Bạn bè tôi cũng nghĩ vậy. Một sáng thứ hai nữa tới, tôi gặp lại Kyle với một đống sách trên tay. Tiến tới trước mật nó, tôi bảo: "Này anh chàng ngốc, bạn sẽ trở thành lực sĩ với đống sách to đùng mỗi ngày như thế này đấy!". Song nó chỉ nhoẻn cười và đưa tôi ôm giúp nửa chỗ sách.
Bốn tuần trôi qua, Kyle và tôi đã thành đôi bạn thân. Khi lên tới cấp ba, chúng tôi đã bắt đầu nghĩ tới chuyện chọn trường đại học. Kyle quyết định sẽ vào Georgetown còn tôi chọn Duke. Tôi hiểu rằng dù muôn dặm cách trở, chúng tôi sẽ mãi là những người bạn tốt của nhau. Kyle sẽ trở thành bác sĩ còn tôi theo ngành kinh doanh.Cuối niên học, Kyle vinh dự được trường chọn là người đại diện cho toàn thể học sinh đọc diễn văn từ biệt khi tốt nghiệp. Đã bảo hắn là một tên mọt sách mà. Kyle phải chuẩn bị bài diễn văn còn tôi thì mừng vì may mà mình không phải trở thành diễn giả đứng trước bao người.
Ngày tốt nghiệp đã tới, tôi gặp Kyle, hắn trông thật sáng sủa. Hắn là một trong số ít những người hiểu rõ mình, biết được sở trường sở đoản của mình trong thời học trung học. Trông hắn lớn hẳn và chững chạc ra với cặp kính. Hắn cũng đã yêu đương hò hẹn với bạn gái nhiều hơn tôi và có vẻ như tất cả các cô gái đều thích hắn. Đôi khi tôi thoáng chút ghen tị với Kyle và hôm nay là một trong những số những lần hiếm hoi đó. Tôi nhận thấy hắn hơi hồi hộp về bài phát biểu. Thế là tôi vỗ mạnh lên lưng hắn bảo: "Này, chàng mập, yên tâm đi, bạn sẽ làm tốt thôi!". Hắn nhìn tôi mỉm cười, và lần này cũng là một nụ cười đầy vẻ biết ơn. "Cảm ơn bạn", hắn nói.
Bài diễn văn của hắn bắt đầu, sau khi hắng giọng, hắn mở lời: "Lễ tốt nghiệp chính là thời khắc để chúng ta cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ ta trong suốt những năm học hành vất vả. Đó là cha mẹ, thầy cô, anh em, hoặc là người gia sư... nhưng đặc biệt hơn hết là chính những người bạn tốt của ta. Tôi muốn nói với tất cả các bạn rằng, khi trở thành bạn của ai đó chính là ta đã tặng họ một món quà quý giá nhất. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của riêng tôi."Và rồi tôi đã không thể tin được khi chứng kiến gã bạn kể lại buổi đầu hai chúng tôi gặp nhau. Thì ra khi ấy do cô đơn và quá tuyệt vọng vì hoàn cảnh gia đình khốn quẫn hắn đã nung nấu ý định sẽ tự tử trong những ngày cuối tuần đó. Hắn bảo hắn đã tự mình dọn dẹp tủ sách vở ở trường để mẹ hắn không phải nhọc sức làm gì sau khi hắn chết và nhân dịp ấy hắn cũng đem tất cả đồ đạc về nhà. Tới đây, hắn chăm chú nhìn tôi và mỉm cười nói: "Cảm ơn bạn, mình đã được bạn cứu sống. Tình bạn của đã cứu mình thoát khỏi những điều không thể diễn tả được thành lời".Tôi cảm nhận được những hơi thở dồn nén đầy xúc động trong đám đông người nghe khi gã bạn của tôi - một thằng đẹp trai và nổi tiếng - kể với mọi người về giây phút yếu đuối, tuyệt vọng nhất của hắn. Tôi còn thấy bố mẹ hắn đang nhìn tôi và cười với vẻ đầy biết ơn. Cho tới giờ phút cuối cùng này, tôi mới hiểu được hết ý nghĩa của sự biết ơn trong nụ cười hôm ấy của hắn.Vậy, bạn ơi, đừng bao giờ coi thường những hành động của bạn vì có khi chỉ một cử chỉ rất nhỏ thôi, bạn có thể làm thay đổi cuộc đời người khác, tất nhiên, theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.(theo Reminisce)
by the courtesy of Dallas Bao Tre

ĐÔI DÉP

ĐÔI DÉP

Vần thơ đầu anh viết tặng cho em

Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!
Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung
Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!

B.Khanh st



4.12.08

Trẻ em và ly dị do QT st

(Mau chuyen nho de chia xe den cac ban. Hy vong se khong lam buon phien den nhung bac cha me o trong hoan canh nay. Thang than gop y va phe binh neu can thiet. QT)

Có bao giờ khi đi du lịch, vào những ngày lễ, hay trong mùa hè, bạn nhìn thấy cảnh người mẹ hay người cha đưa con ra phi trường, giao cho nhân viên hàng không, rồi cúi xuống dặn dò con một hai điều gì đó. Đứa bé ngây thơ, mắt tròn xoe, gật, gật đầu, rồi ôm ngang cổ cha hay mẹï, vít má xuống hôn. Đứa trẻ đó sẽ có cha, hay mẹ đón ở phía bên kia đường bay.
Chúng là một trong những đứa trẻ có cha mẹ ly dị và đã dọn ra, hai người ở hai tiểu bang khác nhau. Ngồi trên máy bay, cái đầu ngây thơ và trái tim non nớt đó đã hoang mang và thổn thức đến thế nào! Chắc chúng ta khó mà thông cảm tường tận được.
Có bao giờ bạn gặp một thanh niên mới qua tuổi trưởng thành, bước vào đại học với đầu ngửng cao, bước chân vững vàng, mặc dù thanh niên đó sống từ bé với người cha, hoặc người mẹ độc thân.
Tất cả đều do những người làm cha mẹ đó biết hay không biết cư xử với nhau thế nào, để gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu vào đời sống của đứa bé có cha mẹ ly dị.
Khi cha mẹ ly dị, cái khó khăn nhất là làm sao tránh cho con trẻ khỏi bị tổn thương. Vì dù không còn yêu nhau nữa nhưng cả hai điều rất yêu thương con mình.

Bài viết dưới đây bao gồm mười điều khuyên trích trong cuốn MẶC DÙ SẮP LY DỊ CHA MẸ VẪN YÊU TÔI ( My Parents Still Love Me Even They Are Getting Divorce) của nhà Tâm Lý Học Lois Nightingale.

Nên thành thật với con mình, đừng nói dối quanh: "Bố phải đi làm xa" hay " Mọi sự việc sẽ tốt đẹp hơn nhiều." Trẻ em rất nhạy cảm, chúng biết cha mẹ có điều giấu diếm. Chúng cần được trả lời rõ ràng những câu hỏi. Trẻ con ngây thơ yêu cả cha lẫn mẹ, nói xấu cha hay mẹ cũng làm tổn thương chúng. Hãy trả lời công bằng, không đổ lỗi cho ai, không oán hận ai. Dù trong thâm tâm mình cho là người kia có lỗi hoàn toàn. Hãy nghĩ đến đứa trẻ phải lớn lên với những kỷ niệm xấu về cha hay mẹ mình. Tội nghiệp cho con. Khi trưởng thành, cô bé hay cậu bé đó sẽ nghi ngờ về tình yêu và hôn nhân qua kinh nghiệm của cha mẹ mình. Hãy để cho đứa bé nhìn thấy, hôn nhân đổ vỡ không có nghĩa là "thù hận".

Phần đông trẻ con hay nghĩ có lẽ tại chúng mà cha mẹ mình bỏ nhau. Tại chúng không vâng lời cha mẹ, tại chúng lấy quá nhiều thời giờ của cha mẹ. Trong một, hai năm đầu của ly dị nên nhắc lại nhiều lần với con bằng lời dịu dàng, an ủi rằng quyết định của cha mẹ bỏ nhau hoàn toàn không phải tại con ngoan hay con hư.
Nên cắt nghĩa rõ ràng cho con hiểu: "Không Phải Lỗi Tại Con"

Biết lắng nghe con, cũng rất là quan trọng, vì trẻ em có cha mẹ ly dị, chúng thường có trong đầu rất nhiều câu hỏi, sự cảm nhận, thắc mắc, hay không muốn chấp nhận về việc ly dị của cha mẹ. Rất nhiều cha, mẹ không đủ kiên nhẫn ngồi im nghe cho hết những câu hỏi, đã vội tìm cách"bào chữa" cho hợp tai. Chúng ta tưởng cứ trả lời cho qua là xong, và có khi tệ hơn nữa, nhiều cha mẹ không đủ kiên nhẫn đã trả lời: " Con không biết gì cả, con đừng hỏi nữa." Sự thật, chúng cần được cha mẹ lắng nghe và đừng phá ngang tư tưởng của chúng.

Hãy tôn trọng phản ứng của con về việc cha mẹ ly dị. Hãy để cho con được tự nhiên phản ứng vui, buồn. Rất nhiều trẻ em giấu nỗi buồn, sự giận hờn hoặc sợ sệt vì sợ phản ứng của mình không được cha mẹ chấp nhận. Chúng cần được hiểu rõ là chúng có quyền buồn, sợ, chán nản và những phản ứng đó được tôn trọng. Phải giữ trong lòng những giận hờn đó rất nguy hiểm về cả sức khỏe lẫn tinh thần của đứa trẻ.

Khi cha mẹ xa nhau, hơn ai hết trẻ con muốn cha mẹ trở về với nhau. Muốn được hưởng cả cha lẫn mẹ trong một gia đình. Không phải đứa trẻ nào cũng thích ngồi chờ cuối tuần cha hay mẹ đón về một nơi khác, và gặp một người có lẽ mình sẽ phải gọi bằng cha hay mẹ mới. Chúng mong cha mẹ trở về với nhau, nhưng đôi khi trẻ em nghĩ là nếu chúng mong cho cha mẹ trở về với nhau thì thật là xấu hổ. Cha mẹ cần cắt nghĩa cho con hiểu là điều mong mỏi đó rất tự nhiên mặc dù rất khó mà thực hiện được.

Đang có người cha vững chắc trong nhà bỗng không còn nữa, trẻ con rơi vào tình trạng thiếu hụt và sợ hãi. Làm thế nào để cho con sự "An Toàn." Khi nhìn thấy người cha mang quần áo đi ra khỏi nhà. Trước khi biết buồn, đứa trẻ đã biết lo sợ, có rất nhiều trẻ em lo sợ khi cha mẹ bỏ nhau chúng sẽ không có đủ thức ăn, quần áo đẹp hoặc ngay cả nhà ở nữa. Không biết chúng có phải dọn sang một chỗ ở khác như cha hoặc mẹ chúng đang phải làm không? Và nếu chỉ có một mình mẹ thì làm sao đối phó với "kẻ trộm", với "ma". Mẹ làm sao lái được cái xe khổng lồ trong dịp mấy mẹ con đi chơi xa. Rồi ai cắt cỏ, ai trèo lên mái nhà.v.v. Cần cho chúng biết là mẹ đã có chương trình để đối phó với những chuyện đó rồi.

Rồi nếu con ở với cha, ai sẽ nấu món trứng chiên với thịt bằm bây giờ? Ai sẽ đưa về thăm ông bà ngoại. Người cha nên soạn sẵn một chương trình để đáp ứng những nhu cầu đó. Cho đứa trẻ không có cái cảm tưởng cha mẹ xa nhau là chúng mất tất cả, từ thức ăn cho đến tình thân trong gia đình. Đứa trẻ của những ông bố hay bà mẹ độc thân hay so sánh mình với những đứa trẻ có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, nếu có thể, bạn nên tìm làm bạn với những người ly dị và có con cùng tuổi với con bạn,ï để con bạn có thể cùng chia xẻ với đứùa trẻ khác hoàn cảnh của mình là một điều nên làm. Vì trẻ có bạn cũng trong hoàn cảnh cha mẹ bỏ nhau thì con bạn sẽ dễ chấp nhận hoàn cảnh của chúng hơn. Chúng học được những kinh nghiệm của một gia đình ly đị khác, và thấy không phải trường hợp của chúng là duy nhất. Do đó đứa trẻ sẽ thấy sự kém may mắn của mình giảm đi.

Để tránh cho đứa bé rơi vào tình trạng khó xử. Đừng bao giờ hỏi con chọn "Bố" hay "Mẹ" Đừng bao giờ đặt con vào chỗ được lòng Mẹ, thì mất lòng Bố. Đừng bắt chúng phải nghe rằng: Chúng có một người cha không ra gì hay một người mẹ đầy tính xấu. Trẻ con CẦN yêu cả cha lẫn mẹ. Nếu người này chỉ muốn con yêu mình, và ghét người kia, sẽ đẩy đứa trẻ vào chỗ không thành thật, bị căng thẳng và tách xa cả cha lẫn mẹ. Như vậy chỉ cộng thêm một điều thất bại nữa vào cuộc hôn nhân đã đổ vỡ

Trong hoàn cảnh ly dị, bạn cần liên lạc với những người bạn tốt. Những người biết thông cảm, nâng đỡ bạn, chứ không phải những người bạn chỉ biết xoi mói và phê bình không có thiện tâm. Bạn tốt ïsẽ hỗ trợ bạn trở lại đời sống bình thường, thăng bằng. Do đó bạn sẽ cư xử với con cái bình thường, thăng bằng trong đời sống của bà mẹ hay ông bố độc thân.

Sau hết, nên đọc cùng với con những cuốn sách hướng dẫn cách ứng xử về đời sống ly dị và con cái. Sách vở tốt sẽ hướng dẫn cho con bạn những câu hỏi mà chúng đang nghĩ trong đầu (về đời sống ly dị.) mà không biết dùng chữ gì để hỏi.
Nhưng, sau cả điều sau cùng vẫn là: Cố tránh việc ly dị nếu tình huốâng không quá tệ (như nghiện ngập, bạo hành, vô luân, v.v..)

Những bất đồng ý kiến nhỏ, những sở thích khác nhau vẫn có thể với một chút kiên nhẫn và tình yêu con cái, bạn vẫn có thể hàn gắn được. Con của bạn sẽ hạnh phúc biết bao khi tuổi thơ được lớn lên trong vòng tay của cả hai cha mẹ.
tmt from Bao Tre Dallas

Vai kịch cuối cùng do QT st

Người diễn viên ấy đã già, đã nghỉ diễn, về hưu. Mùa hè năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở nơi ven núi, sống với gia đình người em của ông hiện là giáo viên trong làng. Mỗi ngày trôi qua, khi chiều xuống, ông thường ra ngồi chơi nơi bãi cỏ hoang ngoài thung lũng. Ở đây, buổi chiều, ông thấy một chú bé ra đứng đợi đoàn tàu hỏa chạy ngang qua. Có một đường tàu băng qua thung lũng, trước khi rẽ vào những dãy núi đá lởm chởm phía ga trên. Chú bé hồi hộp đợi. Với chú, đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Khi đoàn tàu chạy tới, chú bé đứng vụt dậy, háo hức đưa tay vẫy, vẫy... Mắt chú sáng ngời, miệng cười tươi, chú mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách trên tàu - quá mệt mỏi vì chuyến đi dài - chẳng ai buồn vẫy lại chú nhỏ không quen biết. Hôm sau, hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Lòng nào không đau khi thấy một em bé thất vọng. Không, đừng bao giờ để cho trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người".
Hôm sau, người em thấy ông Jean giở chiếc vali chứa đồ hóa trang diễn viên của ông ra. Ông dán lên cằm một bộ râu giả, đội cái mũ nhọn có tua, đeo kính, khoác lên người chiếc áo vét, rồi đẩy cửa bước ra ngoài.
Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm bưu điện tới nhà ga cách đó 20 km. Ở đó, ông mua vé tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: đây là vai kịch cuối cùng của mình đây. Đây cũng chẳng khác bao lần trước đây khi nhà hát phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường: một hành khách giữa bao hành khách đi tàu. Khi tàu chạy ngang qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên nhoài người ra, cười và đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa. Ông diễn viên già cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời đối thoại, một vai không đáng kể. Thế nhưng vai diễn cuối đời này đã làm cho chú bé kia vui sướng, đáp lại lòng mong mỏi của chú, và nhờ vậy chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời...

NS (theo The Inspiration Stories) from Dallas Bao Tre

3.12.08

Victoria Secret có gì lạ trong mùa giáng sinh năm nay.




Mùa giáng sinh sắp tới rồi đấy, mời các bạn hãy ghé vào Victoria Secret để xem có gì mới không nhé!


Trang giành


cho


phái


nữ







HT