10.4.10

Giải mã vòng tròn sáng khi chụp ảnh 'người âm'


Vòng tròn sáng xuất hiện sau lưng Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải. Đã có nhiều người chụp được những vòng tròn ánh sáng trong tấm ảnh của mình. Rất nhiều tấm ảnh cho các vòng tròn có dạng một mặt người, với hai mắt, cái mũi và miệng... > Có hay không chuyện chụp hình được 'người âm'?"Khi ẩn khi hiện"
Trong bài viết dưới đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm của đề tài "Nghiên cứu những vòng tròn ánh sáng và mối liên hệ của chúng với thế giới tâm linh" sẽ giới thiệu chi tiết hơn về vấn đề này:
Đề tài "Nghiên cứu những vòng tròn ánh sáng và mối liên hệ với thế giới tâm linh" được bắt đầu với tấm ảnh chụp ngôi nhà ma Đà Lạt có vòng tròn rất sáng.
Sau khi được các nhà ngoại cảm của trung tâm cho biết vòng tròn đó là ảnh chụp trạng thái của một vong, tôi đã quyết định không theo đoàn của trung tâm về Hà Nội mà ở lại Đà Lạt tiếp tục chụp ảnh ngôi nhà ma lúc sáng sớm và khi tối trời.
Để loại bỏ hiện tượng vòng tròn là lỗi của ống kính, ngôi nhà ma được chụp nhiều tấm liên tiếp cùng một góc cố định, cho thấy một số vòng tròn xuất hiện với kích thước khác nhau và ở vị trí khác nhau.
Nếu sự xuất hiện vòng tròn là lỗi của ống kính thì vòng tròn đó phải xuất hiện cùng ở một vị trí trên khuôn hình. Đằng này lại không phải như vậy có lúc chụp được, có lúc không, dường như những vòng tròn ấy "khi ẩn khi hiện".
Từ đó đã bắt đầu việc nghiên cứu mở rộng để tìm hiểu xem những nơi nào có những vòng tròn như vậy. Đề tài được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước từ Hà Nội, TP HCM đến Hải Phòng, Lào Cai, thậm chí ở Vân Nam (Trung Quốc).
Riêng ở Hà Nội cũng đã chụp ở rất nhiều nơi được coi là nhạy cảm như các nhà tang lễ, "chợ âm phủ" 19/12, nhà Đề Lao trung ương, sông Tô Lịch, nghĩa trang Văn Điển. Riêng ở nghĩa trang Văn Điển, tôi đã ngồi từ 4h30 chiều cho đến 8h tối, khi bóng đêm chìm dần và đã thu được những tấm ảnh đặc biệt.
Photobucket
Vòng tròn ánh sáng xuất hiện khi chụp ảnh một ngôi nhà tại Đà Lạt (Lâm Đồng).
Khi truy cập để tìm tài liệu trên thế giới, tôi đã bắt gặp những trang web giới thiệu về những vòng tròn như vậy. Họ gọi những vòng tròn như vậy là các orbs, lấy gốc từ chữ orbita có nghĩa là những vòng tròn.
Họ cũng chụp những vòng tròn như của ta ngẫu nhiên, thu hút nhiều người đưa lên mạng những tấm ảnh đặc biệt mà mình chụp được. Trong phần tranh luận cũng có những ý kiến trái chiều, có người cho đó là ảnh các vong vì không thể liệt vào các lỗi quang học, người thắc mắc tại sao lại có nhiều vong thế?...
Những tấm ảnh đưa lên mạng phần lớn là do những người chụp ngẫu nhiên thấy ảnh lạ thì gửi vào trang web orbs.photos để đóng góp, nhưng đó không phải là những nghiên cứu có hệ thống!
Vấn đề đặt ra là tại sao trước đây, hiện tượng này chưa được phát hiện? Vì trước đây chúng ta chỉ có máy ảnh chụp phim, có độ nhạy cảm không cao, một cuộn phim nhiều nhất cũng chỉ có 36 kiểu, chỉ được chụp vào những mục đích thông dụng. Khi in ảnh ra nếu thấy có những vòng tròn thì họ quy ngay là do lỗi kỹ thuật.
Đó chính là trường hợp tấm ảnh in trên báo Lao động vào cuối năm 2009 về một tại nạn giao thông trên đường Phạm Hùng (Hà Nội). Ảnh chụp hiện trường lúc 8h tối, do cơ quan công an chụp. Trong tấm ảnh có nhiều vòng tròn sáng nơi xảy ra tai nạn mà người ta cho là lỗi kỹ thuật nên không để ý.
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi là nghiên cứu một cách có hệ thống: Sử dụng kết hợp các ảnh chụp kỹ thuật số và các ảnh chụp bằng phim để chứng minh rằng ảnh các vòng tròn là có thực chứ không phải chế tác bằng máy vi tính.
Khi thấy một nơi đã có vòng tròn ánh sáng sẽ chụp liên tiếp từ 20 - 30 kiểu, dưới cùng một góc để phát hiện động thái của những vòng tròn. Các địa điểm này, được chụp nhiều lần, ở nhiều thời gian và thời điểm khác nhau.
Khi phóng to một số vòng tròn, ta thấy một số trong chúng có những cấu trúc bên trong rất rõ rệt và gần như thống nhất ở những tấm ảnh chụp ở nhiều nơi khác nhau. Rất nhiều tấm ảnh cho các vòng tròn có dạng một mặt người, với hai cái mắt, cái mũi và cái miệng (kiểu như hình vẽ mặt trời, mặt trăng có mặt mũi dưới dạng các vòng tròn).
Chúng tôi đã thu được những tấm ảnh các vòng tròn chuyển động thành các quỹ đạo, kéo dài thành một vệt sáng, trong vệt sáng này vẫn có những vòng tròn như đang chuyển động.
Có những tấm ảnh cho thấy các vòng tròn chuyển động thành những vệt phức tạp, trong vệt vẫn có những vòng tròn như đang trượt trên quỹ đạo. Chính những tấm ảnh này đã khiến hội đồng thẩm định khẳng định đây không phải là lỗi kỹ thuật mà là vấn đề rất phức tạp mà cần tiếp tục nghiên cứu.Tuy nhiên, khi những nhà ngoại cảm chụp được chân dung các liệt sĩ và những người đã mất khác thì đó mới thực sự là chụp được ảnh người âm
Có hay không chuyện chụp hình được 'người âm'?
Từ những bức ảnh chụp tại ngôi nhà ma Đà Lạt, bức ảnh ở những điểm đen về giao thông, nhà tang lễ... đã mở ra một đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình "người âm".
Đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình "người âm" đã được đưa vào chương trình nghiên cứu của TT Nghiên cứu Tiềm năng con người. Khoảng 1.000 tấm ảnh đưa về nhưng vẫn không ai khẳng định có hay không việc chụp hình "người âm".
Trong hội thảo khoa học mang tên "Giả thuyết, lý giải một số hiện tượng đặc biệt dưới góc độ khoa học" tổ chức tại TP HCM ngày 20/9/2009, ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội KHKTVN) đã công bố bức ảnh chụp vào 10h sáng ngày 2/8/2007 tại đèo Prenn, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bức ảnh được ông chụp khi trời đầy sương, máy ảnh kỹ thuật số Kodak 5.0 Mega Pixen. Ảnh được in lúc hội nghị sắp kết thúc. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng xem và thấy có một vòng ánh sáng thì kêu lên: "Chú đã chụp được ảnh một vong dưới dạng vòng tròn".
Ông Hải lúc đó nhớ ra mình được tặng một trang photocopy bài báo về một tai nạn giao thông trên đường Phạm Hùng, Hà Nội vào tháng 9/2006.
Bức ảnh đăng trong bài báo này có hiện lên những vòng tròn mờ. Trở về Hà Nội, ông tìm bản gốc tờ báo này thấy trong tấm ảnh cũng có những vòng tròn đó. Giật mình, ông đem máy xuống hiện trường, nơi xảy ra vụ tai nạn. Trong đêm khuya ông đã chụp được khá nhiều tấm ảnh và khi rửa ra cũng thấy xuất hiện nhiều vòng tròn như vậy.
Photobucket
Vòng ánh sáng trong ảnh do TS Nguyễn Chu Phác chụp.
Từ những bức ảnh chụp tại ngôi nhà ma Đà Lạt, bức ảnh ở những điểm đen về giao thông, nhà tang lễ... đã mở ra một đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình "người âm".
Đề tài này được chính thức đưa vào chương trình nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người và được nghiệm thu bước đầu, được đánh giá cao của hội đồng khoa học.
Khoảng 1.000 tấm ảnh đưa về được các nhà ngoại cảm kết luận là vong người âm. Cho đến nay vẫn không ai khẳng định một cách thật chắc chắn có hay không việc chụp được hình "người âm"!
Phải có nhiều bức ảnh của cùng một “người”
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng) cho biết, thế giới đã công bố nhiều bức ảnh trên các lâu đài cổ có "người âm" đang đứng. Thậm chí, có những bức ảnh rõ hoàn toàn các chi tiết của một con người.
Tại UIA cũng đã chụp được bức ảnh những chiếc thuyền buồm với nhiều đốm sáng xung quanh, hiện lên trên dòng sông Lam trong lễ cầu siêu cho các vong linh liệt sĩ. Cũng có nhiều nhà ngoại cảm đưa ra các hình ảnh mờ ảo, các vòng tròn và khẳng định đó là ảnh của người đã khuất.
Tuy nhiên, không thể khẳng định được đó là linh hồn của các liệt sĩ hay chỉ là do hiệu ứng của ánh sáng, kỹ thuật của người chụp... Thậm chí, khi ống kính máy ảnh có một hạt bụi thì cũng tạo ra được một đốm sáng hoặc người chụp run tay, rê tay thì hiệu ứng bức ảnh cũng đã khác... nên không đủ cơ sở khoa học để khẳng định.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, đối với người bình thường chỉ nghe được trong dải tần số 2.000 - 3.000Hz. Quá giới hạn đó, tai chúng ta không nghe được.
Tương tự, mắt chúng ta nhìn được ánh sáng từ tia đỏ đến tia tím, dưới tia đỏ là tia hồng ngoại và tia cực tím, ta không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, có những loại máy ảnh có thể bắt được tần số ánh sáng dưới tia hồng ngoại và tia cực tím.
Nhưng xác xuất chụp được những bức ảnh như vậy không nhiều, nhất là khi người chụp không được phép hoặc khó sử dụng đèn flash nên hình ảnh thường mờ ảo, không nét (có thể do tần số khác với mắt thường).Khoa học hiện nay phát triển, người ta có thể chế ra các thiết bị âm thanh chuyển đổi được tần số sóng và các nhà ngoại cảm nghe được âm thanh đó. Việc công bố một số bức ảnh hiện nay chỉ là định tính, chưa có độ tin cậy. Nếu muốn chứng minh phải có nhiều bức ảnh của cùng một "người" với các trạng thái khác nhau, để thấy được sự giống và khác nhau mới đảm bảo độ tin cậy, chính xác.
Khi mất đi con người vẫn có trường năng lượng
Con người là năng lượng. Trong mỗi cơ thể đều gồm có 7 phần: Phần thể xác, eterium (vật chất tế vi và năng lượng), cơ thể cảm xúc, linh cảm, nhân quả, tài năng bẩm sinh, linh hồn. Phần thể xác là vật lý, sáu phần khác là vật chất mịn mà eterium là "trường" - người ta hay gọi là vía.
Từ lâu, nhà khoa học Klein đã làm một thí nghiệm. Ông ngắt 1 cái lá, cắt 1/2 của nó đi. Khi ông chụp ảnh thì nửa chiếc lá cắt đi vẫn tồn tại 1 trường sinh học. Hình ảnh hiện lên vẫn là chiếc lá còn nguyên.
Phải chăng, con người cũng vậy, cơ thể chúng ta là năng lượng, khi chết đi thì họ vẫn tồn tại trường sinh học. Khi chúng ta chụp được hình tức là chụp được trường sinh học đó.

(GS.TS Đoàn Xuân Mượu (nguyên Viện trưởng Viện vaccine QG)

No comments:

Post a Comment