16.6.09
13.6.09
Làm sao để hạnh phúc?(MH st)
Hạnh phúc vốn đơn sơ, bạn có thể tự tìm lấy bằng cách:
Yêu chính mình: Chấp nhận cả khuyết lẫn ưu điểm của mình. Hãy là chính mình để không bị đè bẹp bởi những chỉ trích, gièm pha. Đừng ngụy tạo để được yêu mến hay để che giấu con người thật của mình.
Biết hài lòng: Bằng lòng và biết ơn những gì mình có. Ray rứt, âu sầu vì những thứ mình thiếu, bạn sẽ mất đi niềm vui trước mắt.
Nhìn về tương lai: Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng bạn có thể thụ hưởng hiện tại và lạc quan về tương lai. Dằn vặt về sai lầm quá khứ sẽ níu kéo, ngáng đường bạn. Tốt nhất hãy tiến lên, vươn tới những thành tựu mới.
Chấp nhận tốt xấu song hành: Cuộc sống tồn tại cả xấu lẫn tốt. Mọi vui buồn, vấp ngã đều có những bài học cho bạn, hun đúc cá tính của bạn. Chính điều này làm đa dạng cuộc sống của bạn.
Tránh chỉ trích người khác: Bới móc thất bại và lỗi lầm của người khác là một cách che giấu sự bất an của mình. Hãy quên và tha thứ. Đừng để cơn giận, nỗi sầu, thù hận thống trị bạn và cuộc sống của bạn.
Làm người khác hạnh phúc: Chỉ bằng những việc nhỏ nhoi thôi. Người ích kỷ hay đòi hỏi; vô cảm thường quạu quọ, cáu bẳn; trong khi người hạnh phúc luôn nở nụ cười và quan tâm đến người khác.
Làm những việc khiến bạn vui vẻ: Chăm sóc gia đình, dành thời gian vui chơi, thư giãn. Lo lắng về những điều mình không thể kiểm soát được khiến bạn dễ bị stress.
Phát triển những mối quan hệ lành mạnh: Hãy giao du với người đối xử tốt với bạn, nâng đỡ bạn lúc khó khăn, sẻ chia niềm vui với bạn.
Đặt mục tiêu hạnh phúc: Điều hài lòng trước mắt sẽ chóng qua, đôi khi còn để lại cảm giác trống rỗng. Đặt mục tiêu dài hạn bạn sẽ dồn tâm sức và thời gian thực hiện nó, bạn sẽ không ngừng tự hoàn thiện, tạo nên sự đổi đời cho mình.
Gột bỏ buồn đau: Không cho những lo lắng, sợ hãi, giận dữ có “đất sống” trong đầu bạn. Chia sẻ với người thân, bạn bè. Ra ngoài vận động. Dán quanh bàn làm việc, phòng ngủ của bạn những khẩu hiệu tích cực. Khi thất vọng tuyệt đối tránh sa vào rượu chè, ma túy.
6.6.09
Đã còn đâu thời oanh liệt
Ôi thời oanh liệt
Ngày xưa như sắt như đồng,
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Ngày nay như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng cũng chưa ngẩng đầu
Trải qua một cuộc bể dâu
Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa là...
Đến khi về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân (Đào tiên gà)
Hổ nhớ rừng!!
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ sung sức nó teo mất rồi
Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa sức mạnh như trâu
Bây giờ công cụ nó nhàu như dưa
Ngày xưa chẳng quản nắng mưa
Bây giờ lóang thóang lưa thưa gọi là
Ấy là nói chuyện trong nhà
Còn sang hàng xóm thì là vô tư
Ngày xưa như sắt như đồng,
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Ngày nay như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng cũng chưa ngẩng đầu
Trải qua một cuộc bể dâu
Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa là...
Đến khi về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân (Đào tiên gà)
Hổ nhớ rừng!!
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ sung sức nó teo mất rồi
Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa sức mạnh như trâu
Bây giờ công cụ nó nhàu như dưa
Ngày xưa chẳng quản nắng mưa
Bây giờ lóang thóang lưa thưa gọi là
Ấy là nói chuyện trong nhà
Còn sang hàng xóm thì là vô tư
4.6.09
Một chuyến xe
Tôi là một tài xế taxi. Không nhiều tài xế nhận làm việc ca đe^m .
Và vị khách của đêm cuối năm ấy để lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt.
Tôi nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy khách ra thì lái xe đi. Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa.
- " Xin chờ một phút" – một giọng nói run rẩy cất lên. Sau một lát yên lặng, cửa mở. Một bà cụ nhỏ bé đứng trước mặt tôi, mặc một chiếc váy hoa, đội mũ nhỏ có mạng che mặt. Chiếc valy nhỏ đặt dưới chân.
Căn phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ ga trắng.
- "Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không?" - bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng tôi đi rất chậm ra xe.
- "Cậu tốt quá!", bà cụ nói nhẹ nhàng mắt không nhìn vào tôi, tựa như đang nói với một ai khác.
Khi chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói:
- "Cậu có thể đi xuyên qua khu chợ cũ được không?"
- "Nhưng đó không phải là đường ngắn nhất, cụ ạ!"
- "Tôi không vội mà!". Ngừng lại một lát, bà nói tiếp:" Tôi đang đến viện dưỡng lão!"
Mắt bà long lanh: "Thế cũng tốt! Đằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa."
Tôi tắt đồng hồ đo cây số và hỏi: "Đầu tiên cụ muốn cháu đưa đi đâu?"
Hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới. Bà bảo tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng.
Khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói "Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi."
Chúng tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Đó là một viện điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi tôi, dịu dàng:
- "Tôi phải trả cậu bao nhiêu?"
- "Không gì cả, cụ ạ!" - Tôi nói.
- "Cậu cũng phải kiếm sống mà" - Bà cụ hỏi, giọng vẫn dịu dàng, tuyệt nhiên không có chút ngạc nhiên nào.
- "Sẽ còn những hành khách khác mà cụ" - Tôi trả lời.
Bất giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi.
- "Cậu đã cho tôi rất nhiều" - Bà cụ nói - " Cám ơn cậu".
Tôi siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện điều dưỡng đã đóng lại. Đó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời.
Cả ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bà cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ? Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao... ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thương, và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại.
MH (ST)
Và vị khách của đêm cuối năm ấy để lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt.
Tôi nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy khách ra thì lái xe đi. Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa.
- " Xin chờ một phút" – một giọng nói run rẩy cất lên. Sau một lát yên lặng, cửa mở. Một bà cụ nhỏ bé đứng trước mặt tôi, mặc một chiếc váy hoa, đội mũ nhỏ có mạng che mặt. Chiếc valy nhỏ đặt dưới chân.
Căn phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ ga trắng.
- "Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không?" - bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng tôi đi rất chậm ra xe.
- "Cậu tốt quá!", bà cụ nói nhẹ nhàng mắt không nhìn vào tôi, tựa như đang nói với một ai khác.
Khi chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói:
- "Cậu có thể đi xuyên qua khu chợ cũ được không?"
- "Nhưng đó không phải là đường ngắn nhất, cụ ạ!"
- "Tôi không vội mà!". Ngừng lại một lát, bà nói tiếp:" Tôi đang đến viện dưỡng lão!"
Mắt bà long lanh: "Thế cũng tốt! Đằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa."
Tôi tắt đồng hồ đo cây số và hỏi: "Đầu tiên cụ muốn cháu đưa đi đâu?"
Hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới. Bà bảo tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng.
Khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói "Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi."
Chúng tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Đó là một viện điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi tôi, dịu dàng:
- "Tôi phải trả cậu bao nhiêu?"
- "Không gì cả, cụ ạ!" - Tôi nói.
- "Cậu cũng phải kiếm sống mà" - Bà cụ hỏi, giọng vẫn dịu dàng, tuyệt nhiên không có chút ngạc nhiên nào.
- "Sẽ còn những hành khách khác mà cụ" - Tôi trả lời.
Bất giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi.
- "Cậu đã cho tôi rất nhiều" - Bà cụ nói - " Cám ơn cậu".
Tôi siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện điều dưỡng đã đóng lại. Đó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời.
Cả ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bà cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ? Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao... ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thương, và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại.
MH (ST)
3.6.09
Bài học về tình bạn
Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ 16. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn.
Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:
-Chán quá đi! Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn.
Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
- Bạn ơi, hãy thả tôi về với biển... Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình... Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên.
Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
- Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng... hãy cho ta một lời khuyên trước đi... Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!
Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
- Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...
Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào... Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói...
12A2 st
Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ 16. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn.
Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:
-Chán quá đi! Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn.
Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
- Bạn ơi, hãy thả tôi về với biển... Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình... Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên.
Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
- Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng... hãy cho ta một lời khuyên trước đi... Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!
Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
- Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...
Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào... Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói...
12A2 st
2.6.09
bai` viet cam dong ve con khi(MHst)
Hoa Cho Mẹ
24/03/2009 bởi ovv
Không nhớ rõ một buổi sáng nào, tiếng trống tung tung ấy, đến với đám học trò trường làng chúng tôi một cách thú vị . Khi đi ngang qua chỗ ngã ba rẽ xuống đường cái, dưới gốc cây bàng gìa bắt đầu thay lá, chúng tôi thấy một ông già ngồi đánh trống cạnh một con khỉ . Con khỉ nó nhìn chúng tôi bằng ánh mắt thân thiện . Nó nhe răng cười, rồi lại đi tới, đi lui quanh ông già . Tiếng trống của ông già mỗi lúc một dồn dập như mời gọi . Đám con nít chúng tôi tề tựu đến mỗi lúc một đông hơn . Phần lớn là vì con khỉ . Chúng tôi chỉ trỏ, nói cười . Vài đứa tinh nghịch, nhặt hòn đá ném vào nó . Con khỉ nhảy sang một bên tránh và tưởng đâu nó sẽ giận dữ . Không ngờ, nó chỉ nhe răng cười . Cả bọn cười ồ theo nó .
–Mấy cháu đừng chọc nó . Ngồi chờ, rồi nó sẽ làm xiếc cho xem .
Chúng tôi chẳng biết làm xiếc là thế nào . Vì học trò trường làng, ít khi được lên huyện, lại càng không được ra tỉnh nên các trò vui kia hoàn toàn xa lạ . Ông già cầm cái dùi trống huơ huơ để lấy chỗ . Chúng tôi dãn ra thành một vòng tròn . Con khỉ theo lệnh của ông già , bắt đầu làm xiếc . Nó đi vòng quanh để dọn chỗ . Tuy thích, nhưng nhiều đứa vẫn còn sợ . Nó đi đến đâu, chúng tôi dạt ra đến chỗ đó . Vòng tròn được nới rộng . Và trò xiếc bắt đầu . Con khỉ nhào lộn thật tài tình . Chúng tôi vỗ tay từng chặp . Rồi nó múa theo nhịp trống của ông già, trông đến buồn cười . Đến khi nó lên chiếc xe gỗ nhỏ xíu, lượn mấy vòng, chúng tôi càng hoan hô dữ dội . Không ngờ con khỉ tài đến như vậy . Rồi nó đánh trống, tiếng trống của nó khoan nhặt, nhịp nhàng . Cuối cùng, nó lột chiếc mũ cũ rích trên đầu ông già, chìa ra phía trước và đi lượn khắp vòng . Chúng tôi hiểu là nó xin tiền . Một đứa e dè bỏ tiền vào nón , mấy đứa khác bắt chước . Dần dần đứa nào cũng vét hết những đồng tiền vốn ít ỏi trong túi học trò nhà quê, bỏ vào nón cho nó . Màn xiếc kết thúc trong nỗi hả hê, tiếc rẻ của chúng tôi . Trên đường đến trường, câu chuyện về con khỉ cứ rôm rả . Hôm ấy, lớp tôi có đến hơn chục đứa phải quỳ vì tội đi học muộn . Quỳ gối mà chúng tôi thỉnh thoảng vẫn che tay, nhăn mặt, bắt chước con khỉ rồi khúc khích cười với nhau , làm cho cô giáo đang ghi bài trên bảng , cũng phải quay lại ……
*****
Ngày nào chúng tôi cũng dừng chân bên gốc cây bàng để xem con khỉ làm trò . Mấy trò xiếc đơn giản, cũ kỹ ấy cứ lập đi lập lại, mà chúng tôi vẫn thích . Chúng tôi đã trở thành quen thuộc đối với ông già và con khỉ . Có đứa đã bạo dạn, dám sờ vào con khỉ , có đứa còn khẽ đánh vào chiếc trống con nghe tung tung và trò chuyện với ông gìa . Ông già nom khắc khổ, cằn khô, đôi mắt đã loà, chẳng còn nhìn thấy ai rõ trước mắt, nhưng rất hiền lành và thích trò chuyện . Một hôm, ông đã kể chuyện của ông và con khỉ cho chúng tôi nghe .
Ông là diễn viên xiếc của một gánh xiếc nhỏ, chuyên diễn vai hề . Một hôm, gánh xiếc dọn qua một huyện miền núi, có một người thợ săn mang đến hai con khỉ . Một con khỉ mẹ to lớn, và một chú khỉ con còn bé xíu . Chủ xiếc giao cho ông nuôi giữ và tập trò cho chúng . Hai mẹ con con khỉ rất ngoan, tập được nhiều trò vui và lạ mắt . Nhất là khỉ mẹ rất thông minh . No’ có thể vừa cõng con trên vai, vừa đu dây hoặc nhào lộn . Nó còn bắt chước nhiều động tác hệt như người . Khi ra sàn diễn, lần nào nó cũng được hoan hô nhiều hơn cả . Ông điều khiển nó cũng được khen lây . Trong đoàn, vì thế, có người ganh ghét . Một hôm, chẳng hiểu kẻ xấu nào đã bỏ thuốc độc vào thứa ăn con khỉ . Buổi tối, ông diễn xong thì được tin con khỉ mẹ đang lăn lộn đau đớn . Khi ông vào, trên tay còn cầm bó hoa của khán giả tặng, thì thấy nó đã nằm lặng, thoi thóp . Nó đưa mắt lờ đờ nhìn ông . Con khỉ con ôm lấy mẹ, gào lên thảm thiết . Khỉ mẹ một tay ôm khỉ con, tay kia giơ lên, hướng về phía ông như muốn gửi gắm một điều gì . Và nó chết, ông oà lên khóc như phải vĩnh biệt một người thân yêu nhất của mình . Bó hoa đang cầm trên tay, ông đặt phủ lên xác nó …
Từ khi khỉ mẹ mất, khỉ con quấn quít bên ông lão không rời . Bữa cơm, ông cùng ăn với nó . Buổi tối, khi ông ngủ nó nằm dưới chân, có khi trời lạnh, nó rúc vào nách ông như một đứa trẻ . Ông không có gia đình, con cái, nên con khỉ là niềm thương yêu của ông . Song con khỉ diễn không hay bằng mẹ nó, ông lại ngày một già yếu nên các tiết mục của ông không còn được hoan hô nồng nhiệt nữa . Cuối cùng, người ta cho ông nghỉ việc . Ông rời đoàn xiếc, xin mang theo con khỉ, nhưng chủ đoàn không cho . COn khỉ là của người ta mua, dẫu làm trò không hay, nhưng cũng còn cần làm cho đông thêm trong đàn thú biểu diễn hàng đêm . Ông ngậm ngùi chia tay với con khỉ . Hôm ấy, ông đau đớn như bị cắt lìa một phần thân thể của mình . Con khỉ cũng gào lên như lần mất mẹ . Song người ta cột nó lại và nhốt vào cũi . Đứng trong cũi, nó nhảy lên từng chập nhìn theo bóng ông đang gạt nước mắt ra đi .
Nhưng mấy hôm sau, một đêm trời mưa lâm thâm, ông đang nằm ngủ bên một hàng hiên vắng, bỗng có cảm giác như ai đó đang lay gọi mình . Ông mở mắt ra, thật bất ngờ, bàng hoàng như nằm chiêm bao, khi thấy con khỉ nhỏ đang nằm trước mặt ông . Nó nhào tới ôm chầm lấy ông . Ông cũng ấp nó vào lòng mà khóc . Thì ra, nó nhớ ông, đã thừa lúc ra diễn trò trở vào, mọi người không ai chú ý, lén bỏ chạy trốn . Nó đi lang thang khắp nơi tìm ông … và chẳng biết có sự mầu nhiệm nào đưa đẩy, để ông và nó gặp lại nhau ….
Từ đó, ông với nó, như hai cha con, lang thang hết nơi này đến nơi khác, làm trò xiếc rong để kiếm sống qua ngày ….
****
Bẵng đi mấy hôm, không thấy ông già và con khỉ dưới gốc cây bàng nữa . Đến một buổi học, chẳng biết đứa nào trong lớp tôi truyền đi cái tin ông già mù đã chết . Chúng tôi cứ truyền miệng nhau, thầm thì bàn tán trong suốt buổi học . Một làn không khí lạnh lẽo bao trùm khắp lớp . Tan học, mấy đứa rủ nhau “đi xem” ông lão . Tôi cũng tò mò đi theo . Nơi ông lão ở là một cái chòi nhỏ, che chắn bằng mấy tấm tranh rách nát . Cái chòi nhỏ cho đến nỗi phải khom người xuống mà chui vào . Người ta bó xác ông lão trong chiếc chiếu để chuẩn bị đem chôn . Con khỉ ngồi ủ rũ bên cạnh, thỉnh thoảng lại nhịp trống vang lên mấy tiếng tung tung rời rạc, buồn bã, không biết vì thói quen hay để khóc ông lão . Thấy chúng tôi, nó ngước lên nhìn, nét mặt thoáng mừng rỡ, song không dấu được vẻ sầu thảm . Rồi đột nhiên, nó đập tay vào chiếu như lay gọi ông già và kêu rống lên thảm thiết . Tôi không dấu được nước mắt, lần tay vào túi, lấy củ khoai còn để từ ban sáng, đưa cho nó . Nó loay hoay tìm cách nhét vào nhiếu như thể đút vào miệng ông già . Ai trông thấy cũng thương tâm, nghẹn ngào …
Đám ma ông già xiếc rong thật lặng lẽ, hai người lớn vòng dây qua chiếu và gánh đi về phía nghĩa trang . Con khỉ đi bên cạnh, tay cầm chiếc trống, thỉnh thoảng lại gõ nhịp tung tung, phía sau chúng tôi vừa rưng rưng vừa lẽo đẽo bước . Lúc đặt ông lão xuống huyệt, đột nhiên con khỉ gào lên dữ dội . Người ta xúc đất đổ xuống huyệt nó lại cào bới lên, cho đến lúc mệt lả . Chúng tôi ra về, nó vẫn cứ ở lại chỗ nấm mộ . No’ nằm phục bên nấm đất, im lìm, bất động như đã chết ….
….Mấy hôm sau, ngày chủ nhật nghỉ học, chúng tôi rủ nhau trở lại thăm mộ ông già thì thấy con khỉ đã chết thật . Nó chết, nằm xoải tay trước đầu mộ như đang ôm lấy ông lão mà nó yêu quí . Quanh nó, còn vương vãi nhiều xác hoa đã héo rũ . Có lẽ nó đã đi tìm hái hoa phủ đầy mộ ông lão trước khi chết như xưa kia ông lão đã đắp cả bó hoa thơm lên xác mẹ nó ….
Nguyễn Khắc Lộc