31.3.09

Gio to

.




Có lẽ trên thế giới này hiếm có nơi nào lại có được hình tức tín ngưỡng thờ Tổ độc đáo như ở Việt Nam khiến chúng ta phải nhìn nhận nó như một hiện tượng xã hội mang bản sắc riêng của Việt Nam, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Đó là truyền thống thờ gia tiên trong từng gia đình, thờ tổ họ của dòng họ, thờ Thành Hoàng của làng và thờ Tổ chung của đất nước ở Đền Hùng. Xét dưới góc độ bảo tàng học, các cấp độ thờ cúng này như là hình thức lưu niệm nhằm tôn vinh những người đã sinh thành ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước.

Vào khoảng thế kỷ 6-7 trước Công nguyên, trên địa bàn miền Bắc nước ta hình thành một nền văn minh rực rỡ và nổi tiếng thế giới- văn hóa Đông Sơn- văn hóa của người Lạc Việt, là tổ tiên của người Việt. Cơ tầng văn minh này lại trùng hợp truyền thống tốt đẹp về cội nguồn dân tộc thông qua câu chuyện về Âu Cơ (Tiên) và Lạc Long Quân (Rồng) được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái với tên truyện Họ Hồng Bàng phản ánh lịch sử Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. Chính Âu Cơ và Lạc Long Quân là thủy tổ của người Việt, là cha-mẹ của Vua Hùng.

Người Lạc Việt là chủ nhân văn hóa Đông Sơn, và muốn đi tìm tổ tiên của người Việt thì thì tất nhiên phải tìm trong các nền văn hóa Tiền Đông Sơn. Ngày nay tài liệu khảo cổ học đã chứng minh một cách chắc chắn phổ hệ Phùng Nguyên-Đồng Đậu-Gò Mun-Đông Sơn là các nền văn hóa này phát triển thành văn hóa kia hợp thành một hệ thống văn hóa mà khởi đầu là văn hóa Phùng Nguyên với niên đại sớm được xác định ở di chỉ Đồng Chỗ là 3.800 + 60 năm cách ngày nay. Đó chính là những cơ sở khoa học để chúng ta khẳng định Việt Nam là đất nước có hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc viết nên thiên anh hùng ca hùng tráng và bất diệt. Và trong dòng lịch sử đó nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc đã được hình thành, tạo nên hệ giá trị tinh thần Việt Nam, tạo nên bản lĩnh văn hóa Việt Nam, trong đó đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" nổi lên như một truyền thống tiêu biểu.

Phú Thọ và một số địa phương khác có hơn 600 nơi thờ các Vua hùng, gia quyến và tướng lĩnh, nhưng tập trung nhất là khu di tích Núi Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương hay núi Nghĩa Lĩnh hiện có bốn đền thờ (Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và Đền Giếng), một chùa (Thiên Quang Thiền Tự) và Lăng Vua Hùng. Cũng như các hình thức tín ngưỡng khác, việc thờ cúng các Vua Hùng khởi đầu và trước hết là công việc của dân, do dân. Với tấm lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, nhân dân các làng quanh Đền Hùng đã tự đứng ra xây dựng các công trình thờ cúng các Vua Hùng. Đền Hạ nguyên là miếu thờ cũ của dân thôn Vi Cương (xã Chu Hóa), đền Trung là nơi thờ cũ của thôn Trẹo (xã Hy Cương), làng Cổ Tích xây đền Thượng, chùa Thiên Quang và đền Giếng. Một số người làm nghề buôn bán ở Hà Nội cũng tham gia đóng tiền để làm các bậc lên xuống và xây cổng Đền Hùng.

Bởi Vua Hùng là Ông Tổ chung cho nên trước đây nhiều địa phương đã đóng góp cho việc tu bổ, tôn tạo khu di tích này. Chẳng hạn, trong những năm từ 1918 đến 1922, có 18 tỉnh, thành phố ở Bắc Kỳ đã đóng góp tiền để trùng tu các đền. Đồng thời Nhà nước phong kiến cũng cho thực hiện một số cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc thờ cúng các Vua Hùng, như Nhà Lê miễn hẳn sưu thuế, phục dịch cho dân Hy Cương để phục vụ việc thờ tự và ngày hội gọi là dân Trưởng tạo lệ.

Ngay sau ngày hòa bình lập lại, Nhà nước ta đã cho tu bổ những công trình bị thực dân Pháp tàn phá (1955), xây dựng Nhà Công quán, đường ôtô (1693), nhà đón tiếp, trồng cây (1980-1983) và xây Bảo tàng Hùng Vương (1987). Xuất phát từ quan niệm cho rằng việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích lịch sử-văn hóa phải gắn liền với việc phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực di tích, ngày 8-2-1944, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng với mục tiêu cụ thể là: Bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc cổ đã được xếp hạng; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ lễ hội và khách tham quan du lịch, song không được phá vỡ cảnh quan khu di tích; bảo vệ, tu bổ rừng cấm và vùng đệm, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân vùng ven khu di tích.

Cho đến nay, các nhóm dự án đã và đang được triển khai đồng bộ, khẩn trương hoàn thiện các hạng mục chủ yếu để phục vụ lễ hội năm 2000. Tỉnh Phú Thọ cũng đã dành một t rộng trong khu di tích Đền Hùng để các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố cây lưu niệm; đồng thời cũng dự kiến dành 61 quả đồi quanh Đền Hùng để các địa phương cả nước xây dựng các công trình đặc sắc của địa phương mình với ý thức "trăm con một bọc". Với tấm lòng "cả nước hướng về Đền Hùng". Trong một cuộc hội thảo gần đây tổ chức tại Phú Thọ, nhiều nhà nghiên cứu tán thành ý tưởng bên cạnh việc bảo tồn, tu bổ những di tích hiện có, Nhà nước ta cần cho xây dựng thêm trong khu di tích Đền Hùng những công trình tưởng niệm mang dấu ấn thời đại chúng ta như đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ và Tháp tưởng niệm các Vua Hùng ở những vị trí và quy mô thích hợp những giải pháp kiến trúc tối ưu, tương xứng tầm vóc của thời đại chúng ta nhằm tôn vinh với lòng biết ơn công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Thư tịch xưa không ghi chép một cách đầy đủ về quá trình tổ chức Lễ hội Đền Hùng. Tuy nhiên, qua ngọc phả Hùng Vương soạn đời Hồng Đức năm thứ nhất (1470) chúng ta được biết từ đời Nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Những ruộng đất, sưu thuế được để lại dùng vào việc cúng tế và nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các "đấng thánh tổ ngày xưa". Đồng thời cũng từ Hồng Đức hội Đền Hùng được "gia hạn quốc tế", việc tế lễ do Nhà nước chủ trì ủy quyền cho quan trấn thay mặt triều đình vào tế. Đến triều Minh Mạng thì bài vị thờ Hùng Vương được rước vào Huế thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương, còn ở Đền Hùng thì cấp sắc để phụng thờ. Đến năm Tự Đức thứ 27 (1874) lễ hội Đền Hùng mới cho khôi phục như cũ và cho xây Lăng Hùng Vương ngay cạnh Đền Thượng. Trong thời Pháp thuộc, dù không tổ chức lớn, nhân dân địa phương vẫn tự tổ chức thờ cúng các Vua Hùng. Từ sau năm 1958, Hội Đền Hùng được Nhà nước ta tổ chức, năm chẵn do Bộ Văn hóa-Thông tin chủ trì, còn năm lẻ do UBND tỉnh chủ trì. Và ngày 26-7-1999, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2000, trong đó có Giỗ Tổ Hùng Vương. Như vậy, năm Canh Thìn là năm đầu tiên Nhà nước ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương với tầm quốc tế.

Đến ngày Giỗ Tổ, đến với Đền Hùng là đến với hồn đất nước, là cuộc hành hương về cội nguồn dân tộc với tâm tưởng "Uống nước nhớ nguồn", với lòng tôn kính và biết ơn công lao của tổ tiên, không chỉ của mình mà của cả dân tộc, với ý thức "trăm con một bọc", biểu hiện cao đẹp nhất của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, gắn bó cộng đồng các dân tộc, dù Nam hay Bắc, dù miền ngược hay miền xuôi, dù người Kinh hay người dân tộc thiểu số đều là con một nhà trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Sự thiêng liêng và đức tin là hai yếu tố cơ bản của tín ngưỡng. Nhưng sự thiêng liêng ở Đền Hùng không làm người ta sợ hãi như khi đến các nơi thờ cúng khác, mà đến với Đền Hùng như đến bàn thờ tổ tiên trong gia đình với ý nghĩa lớn lao gắn nhà với nước: cha - mẹ trong gia đình và cha - mẹ dân tộc. Đạo thờ cha - mẹ chính là bản sắc văn hóa Việt Nam. Người Việt thường có xu hướng tôn vinh con người-con người thật cũng như con người huyền thoại. Người ta đặt niềm tin và cầu mong những điều giản dị không chỉ cho mình mà cả cho cộng đồng dân tộc: Đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào... Ước nguyện riêng của từng người cũng là ước nguyện chung của cả cộng đồng.

Lễ hội Đền Hùng còn là sự hội nhập có tính xã hội trong đời sống đương đại, mang giá trị văn hóa tiêu biểu. đấy cộng đồng các dân tộc biểu dương sức mạnh cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống với bản chất dân tộc, nhân văn và dân chủ thể hiện trong các hình thức rước sách, trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ,...

Ngày Giỗ Tổ đang đến gần. Người dân Việt Nam ta ở mọi miền đất nước và ở xa Tổ quốc, dù đến hay không đến được, đều hướng về Đền Hùng, hướng về cội nguồn dân tộc với lòng biết ơn công lao các Vua Hùng và với niềm tin vào sự trường tồn và sức mạnh của dân tộc.

( Tran Thao suu tam)





Buss va nhung nguoi ban
(Trum moi luom duoc)

30.3.09

Những bữa ăn trong gia đình do QT luom lat

Những bữa ăn trong gia đình rất quan trọng để các thành viên được dịp gần gũi và chuyện trò với nhau. Ngày nay, nhất là ở xứ Mỹ, đời sống bận rộn kéo mỗi người đi một hướng trong ngày. Tuy nhiên, không vì vậy mà mỗi người một tô, mạnh ai nấy ăn, bất kể vào giờ nào, không cần mời ai đợi ai. Các nhà giáo dục khuyên rằng ít nhất trong tuần nên có những buổi ăn tối với nhau trong gia đình. Ăn chung như vậy, bữa ăn thường ngon và vui, miễn là mỗi người đều có phong cách ăn uống lịch sự và cố gắng chuyện trò với nhau trong bữa ăn.

Một vài gia đình ngày nay, nhất là các gia đình Mỹ, thường tổ chức bữa ăn như một cuộc hội bàn tròn. Ở đó, mọi thành viên đều có quyền phát biểu, từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất. Mỗi người sẽ có ít phút để nói, và mọi người lắng nghe, về những việc trong ngày của mình, hay bất cứ chuyện gì. Điều này giúp cho những em nhỏ tuổi, hay e thẹn hoặc nói chưa sõi, có dịp chuyện trò và được mọi người chú ý nghe, tán thưởng.

Nên nhớ rằng ăn chung như thế sẽ tạo cho trẻ những thói quen lịch sự trong ăn uống mà chúng sẽ giữ suốt đời. Ngay cả trong những buổi họp mặt bình thường, giản dị, những phong cách tốt cũng nên được tôn trọng, giữ gìn. Chính nhờ học được những phong cách như thế từ trong gia đình mà sau này trẻ sẽ tự nhiên cư xử một cách lịch sự, thoải mái ngay trong những cuộc họp mặt quan trọng ngoài xã hội.

Sau đây là những điều cha mẹ nên dạy trẻ để tạo cho chúng những thói quen tốt trong lúc ăn uống. Một vài điều ghi lại ở đây chỉ thích hợp cho những gia đình Mỹ nhưng biết đâu sau này con cái chúng ta sẽ hội nhập vào đó.
- Dạy trẻ phải rửa tay trước lúc ngồi vào bàn ăn.
- Khi đến bàn ăn, trẻ phải ăn mặc sạch sẽ, đàng hoàng.
- Trẻ không được mang theo đồ chơi, sách và những con vật yêu.
- Ngồi ăn, phải trải khăn ăn trên đùi.
- Ngồi ngay ngắn, không được xiêu vẹo.
- Phải đợi đĩa thức ăn đưa tới trước mặt mình mới sớt lấy chứ đừng nóng vội chồm qua bàn.
- Phải ngồi đợi mọi người ngồi vào chỗ và được tiếp thức ăn mới bắt đầu ăn.
-Nếu có cầu kinh thì nên tham dự (trẻ con không được cười rúc rích, nói chuyện hay chòng ghẹo nhau)
- Không tì cùi chỏ lên bàn ăn.
- Không há miệng nhai thức ăn.
- Không nói chuyện khi mồm đầy thức ăn.
- Không được khua dao muỗng trên bàn ăn.
- Không múa muỗng nĩa hay ném vào nhau
- Không được nghịch thức ăn trong đĩa.
- Không được gắp thức ăn ở chén hay đĩa người khác.
- Muốn rời bàn ăn phải xin phép.
- Ăn xong, đem chén đĩa của mình vào bếp.
- Nếu có người hầu, phải cảm ơn khi được tiếp thức ăn.

Nói chung, trẻ con phải được dạy dỗ, rèn luyện từ lúc còn bé để khi lớn lên chúng có phong cách trang nhã, lịch sự. Khi mờiù khách đến ăn, cha mẹ nên cho các con nhỏ của mình ăn trước. Nếu trẻ em nghịch phá, cha mẹ phải bắt chúng lên giường.

Quan trọng hơn hết là không nên cho trẻ con ngồi vào bàn ăn khi có khách vì chúng sẽ khó ngồi yên trong suốt thời gian ăn uống và trò chuyện. Nếu bạn đãi khách dùng bữa ăn tối thì tốt hơn hết là nên giao lũ con cho người giữ trẻ trông hộ.
SP (theo Complete Book of Etiquette) Sỹ Phan

Dù sống lâu năm trên đất Mỹ, vẫn còn nhiều điều trong cách giao tiếp, ứng xử sao cho phù hợp với cách sống, văn hoá của người Mỹ, đáng để chúng ta tìm hiểu và áp dụng. Địa vị, học thức… không hẳn giúp bạn tránh được những lỗi lầm sơ đẳng trong giao tiếp hàng ngày. Chuyên mục "Văn hoá - Ứng xử" do Bảo Sơn & Julia Nguyễn phụ trách sẽ giới thiệu đến quý độc giả những kinh nghiệm, nguyên tắc của người Tây phương, cụ thể là người Mỹ, để quý bạn tham khảo theo tinh thần câu phương ngôn "Nhập gia tùy tục"...

21.3.09

Lai noi ve chuyen Pho va Com do QT st

"Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ.... gạo tẻ.
Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và... no lâu hơn.
Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai "món" này đều có giá trị độc lập,
chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm.
Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".
Một số lý do hài hước sau góp phần lý giải việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm:
Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.
No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.
Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.
"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn..
"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.
Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng.
Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi".
Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định.
Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn... nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay.
Bỏ tiệm "phở" này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng ....

19.3.09

Oi! Luu but ngay nay.

"Me oi! Nguoi ban khac phai ly tuong la sao ho me?".Toi tron mat nhin con gai,no chi moi hoc lop 6!Toi van lai:" Con hoi lam gi?".No nhan nho chia ra cuon luu but that dep:"Da,de con viet cho ban".Toi lat lat vai trangma thay dang o co.Mot em ghi:"Nguoi ban khac phai ly tuong:cao to ,dep trai,giau co".Em khac ghi:"Uoc mo hien tai:duoc lam nguoi yeu cua anh Do Hai T;uoc mo tuong lai:duoc lam vo anh Do Hai T."Em khac nua chuc ban(chu cua cuon luu but)nhu sau:"Chuc Lsom duoc la nguoi yeu cua anhBui Quan K nhu L hang mong uoc nhe!".Oai qua toi dong gap cuon luu but lai ma thay buon lam sao!Rap mot khuon tu dau den cuoi toan la dien vao nhung muc co san,do chinh ban dua luu but da ghi truoc nhu:ho ten,nam sinh,cao nang,thich mau,thich phim,uoc mo hien tai,tuong lai...,rat nhieu muc voi du mau but nuoc lap lanh va nhung hinh dang ong anh diem xuyen khap noi.Dep thi co dep day,nhung hinh nhu chang thay dau la" hon" cua luu but ca!Lai cang ngao ngan hon khi con gai toi hon nhien ke:"Do la may anh lop 8 day me a!".Toi luc lai cuon luu but nam 1979 cua minh cho con be xem.Do la nam lop 9.Cha, so voi lop 6 bay gio tui toi hoi ay sao ma "ga to" the!.Loi van that vo tu,trong sang,day ap nhung ky niem kho quen duoc nhac den trong cuon luu but.Con cach trinh bay cung day ngau hung.Day la Cam Linh"hoa si"cua lop,ban"dong"nhung loi tam su vao mot khung cua so co day day leo mem mai uon quanh.Con day la Huy Tu,"cai may tinh "dang ne,co loi trang tri goc canh,toan oi la toan!Day la trang cua Thuy,ban la con liet si.Thuy dat but xuong dau la co ngay nguoi con gai mac ao ba ba,khan ran moc mac den do.Thuy hay bao:"Me minh cung giong vay!".Nguoi me da khuat ay cung theo Thuy vao luu but cua toi...Cu the,moi trang moi kieu, manh ai nay sang tao rieng cho trang viet cua minh.Tuy con vung nhung toi hieu cac ban da doc het cai tam vao day,nho the ma cuon luu but moi co hon that su.Con gai toi duong nhu la lam voi cai kieu luu but tu do nhu the nen cu tron mat mai.
Buoi toi con be bao:"Con viet vay ma sao tui no cu cuoi".Toi liec qua,roi cung cuoi.O muc thich phim,chau de:hoat hinh.Con muc thich truyen,chau viet:truyen co Grimm.Roi uoc mo tuong lai la duoc song voi tat ca nhung con vat ma minh yeu thich...Toi bat cuoi khi nhin lai chieu cao 1,6m cua chau.Nhung nghi lai thi du gi no cung chi moi 12 tuoi.Toi tu hoi chang biet phu huynh cua nhung em da manh dan viet len nhung uoc mo"chay bong"tren(duoc lam nguoi yeu anh nay,vo anh no)lieu co hay tro chuyen thuong xuyen cung con khong nhi?Nguy hiem qua!Phai chang tu nhung lo la do ma xa hoi ngay cang xuat hien nhieu hon nhung ba me...nho xiu den dau long.!
Kim Huong ( Kim Yen tuc Thi Hen st )

Trích từ Chúc Thư bà vợ để lại cho ông chồng do QT st

"... Em cấm anh không được cho con mẹ T. đến nhà quàn. Em ghét cái mặt nó không chịu được. Nó mà dẫn xác đến, em trợn mắt lè lưỡi ra là nó đứng tim. Nó sẽ chết ngay tại chỗ cho coi. Ðám tang xong thì anh phải bán nhà đi khỏi cái nơi mình đang ở. Em không muốn anh tiếp tục sống cạnh nhà con mẹ B. nữa. Em thấy nó gian lắm. Nó thấy em đi qua là nó nhổ nước miếng xuống đất rồi quay ngoắt vào nhà, mà nó thấy anh thì nó cười ngỏn ngoẻn, nhe răng ngựa ra trong khi em thì có làm gì nó đâu. Sau ba năm, anh muốn lấy ai thì lấy, em không cấm, nhưng anh không được lấy con mẹ N., con mẹ L., hay con mẹ C. Anh mà lấy một trong mấy con mẹ này thì em hiện hồn về em bóp cổ anh, xé xác mấy con voi dầy ngựa xé này ra chứ đừng có mà trêu ngươi em..

Quần áo của em, anh đem cho Salvation Army, cấm không được cho mấy con chằng ăn trăn quấn ấy đụng tới. Nữ trang thì đeo hết cho em rồi hãy chôn. Cái hộp bích qui em cất trong garage, dưới mấy thùng bột giặt, bọc bằng bao plastic thì mang đốt đi cho em. Cấm anh không được mở ra coi. Anh mà không nghe lời em, đêm em hiện về em lấy dây điện em xiết cổ anh. Trong ấy chỉ có đống hình và thư của mấy con bạn anh thôi. Không cần phải xem nữa. Ảnh chúng nó bị vẽ râu và chọc mắt rồi thì xem làm gì nữa. Luôn cả quyển sổ điện thoại mà anh tưởng mất, đi kiếm cả tháng không ra hồi đó nữa. Chúng nó ở trong đó hết. Hơn nữa, mấy con !!!!! ấy cũng đâu còn ở những số điện thoại cũ nữa mà kiếm.

Bây giờ em đã ra đi, anh muốn làm gì với những đứa khác thì làm, em không biết thì không sao, nhưng cấm anh không được lạng quạng trở lại với mấy con !!!!! kia. Em nghĩ tới chúng nó mà vẫn còn lộn ruột. Có đứa dám gọi em là sư tử trong thư viết cho anh mà em bắt được. Chúng nó hỗn như thế sao chịu được?

Anh phải nghe lời em: chủ nhật phải ra thăm mộ em, đi một mình, không được hẹn hò đứa nào trong ngày hôm ấy. Có đi chơi với con nào thì cấm không được đeo mấy cái ca vát em mua cho, mấy cái sơ mi, giầy, jacket em chọn cho anh hồi em còn sống.

Em thiêng lắm, nói cho anh biết trước. Ðừng có chọc em cho em điên tiết lên, nghe chửa?"

12.3.09

1001 định nghĩa về vợ do QT st

Hôm nay mùng 8 tháng 3
Không biết định nghĩa Vợ là chi đây
Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng.
Nhiều người nhờ Vợ lên Ông
Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.
Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ, Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc, Vợ là mùa xuân.
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.
Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là Cát-sét, Vợ là Tivi.
Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
Vợ là làn điệu dân ca.
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
Khi nào giận, lúc nào thương.
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền.
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi.
Vợ là con Phật, cháu Trời,
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.
Vợ là...???!!!

Thế Lý